- Những chiếc gương: Có gì thú vị hơn là việc nhìn thấy một em bé xinh đẹp? Bạn có thể trò chuyện với bé với những câu trêu đùa vui vẻ như "Ai ở trong gương thế🎀 nhỉ?". Trò chơi ú òa cũng giúp bé phát triển khả năng nhận biết sự tồn tại của đồ vật.
- Đồ chơi có nhạc: Ở giai đoạn này, khả năng nhìn của ꦜbé vẫn còn đang phát riển, nhưng khả năng nghe đã hoàn thiện. Chỉ cần một chiếc máy chạy đĩa CD đơn giản, bạn có thể cho bé nghe nhiều loại nhạc, hoặc các đồ chơi phát ra tiếng nhạc, bé sẽ rất thích với các âm thanh xung quanh.
- Đồ chơi với các kiểu bề mặt: chúng có thể là những con thú nhồi bông mềm mại, thô ráp. Khám phá các kiểu bề mặt khác nhau từ mềm𒅌, xù xì đến mượt mà giúp bé tăng cảm giác xúc giác. Trong những ngày đầu tiên, bé chưa đủ khả năng để cầm nắm đồ vậy. Các đồ chơi bề mặt này sẽ tốt nhất nếu bé có thể nằm lên đó.
- Đồ chơi có hiệu ứng tự nhiên: Loại đồ chơi này sẽ phản ứng khi bé có hành động (chẳng hạn nó phát sáng, phát ra âm thanh hoặc bản nhạc). Đó có thể là chiếc còi, trống... Bé cũng thích cá🍸c đồ chơi có nhiều màu sắc và âm thanh. Chẳng hạn chiếc ghế có thể nẩy lên, đồ chơi có chuyển động của nước hoặc cá đồ chơi vừa bơi vừa phát sáng.
- Những đồ chơi có màu sắc mạnh và tương phản cao (ví dụ trắng, đen, đỏ). Đó có thể là cuốn sách mềm, chiếc điện thoại treo trên cũi hoặc nôi, đồ chơi có th𒈔ể đeo vào tay bé.
T. An (theo Everydayfamily)