Sau bốn năm đi làm, Nguyễn Lan Anh, 27 tuổi, trúng t🦩uyển chương trình thạc 🐷sĩ của ba trường hồi tháng 3. Cô giành học bổng của Đại học Chicago và Pennsylvania nhưng quyết định chọn ngành Lãnh đạo, Tổ chức, Khởi nghiệp trong Giáo dục của Đại học Harvard.
Theo xếp hạng năm 2024 của QS, Harvard xếp thứ 4 thế giới, học phí hơn 54.000 USD (trên 1✨,3 tỷ đồng) mỗi năm.
Lan𝔉 Anh tốt nghiệp ngành Truyền thông, Đại học New York, Mỹ, năm 2019 và hiện làm tại phòng Phát triển và Chiến lược, Đại học Fulbright Việt Nam ở TP HCM. Sau vài năm đi làm, cô nhận ra niềm yêu thích giáo dục nên quyết định học lên thạc sĩ, với mục tiêu đỗ trường top Mỹ.
Tháng 10/꧒2023, Lan Anh bắt đầu chuẩn bị hồ sơ. Cô cho biết trong bốn trường ứng tuyển, Harvard yêu cầu phức tạp nhất, với hai bài luận. Trong bài 1.500 từ, cô nói về mục đích học giáo dục và ngành học sẽ giúp ích gì cho bản thân, công việc sau này.
Cô sinh ra trong gia đình coi𝄹 trọng việc học hành, có bà là giáo sư Đại học Tổng hợp nên từ nhỏ đã quan t👍âm tới giáo dục. Khi làm việc ở trường, Lan Anh chứng kiến nhiều sinh viên ở các vùng khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc dân tộc thiểu số nhờ được hỗ trợ tài chính đã có cơ hội đi học, ra trường công việc tốt và thay đổi cuộc sống.
Khác với học bổng căn cứ vào kết quả học tập, hỗ trợ tài chính dựa trên điều kiện kinh tế của gia đình. Tại trường đại học, văn phòng nơi cô làm việc có nhiệm vụ gây quỹ từ các công ty, cá nhân để tài trợ những sinh viên đỗ vào trường nhưng có hoàn cảnh khó khăn và c🦩ần hỗ trợ tài chính.
Theo cô, các nước phương Tây có văn hóa quyên góp cho giáo dục, đặc biệt là trường đại học, nhưng ở Việt Nam, điều này còn mới mẻ. Ngoài ra, cô cũng muốn hướng đến bức tranh lớn hơn là kinh tế đất nước. Việt Nam đang vươn đến nền kinh tế dịch vụ và giáo dục là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng nhân sự để đạt ꦐmục tiêu này.
"Tôi muốn học quản lý giáo dục để mang đến cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học♒ sinh, góp phần cải thiện cục diện giáo dục và kin💛h tế", cô nói.
Bài luận 250 từ hỏi cô có thể đem lại gì cho cộng đồng Harvard. Lan Anh cho hay trường học không chỉ có mối quan tâm về học thuật mà còn các khía cạnh khác cần quản lý như thương hiệu, hình ảnh. Cô lấy ví dụ Đại học Harvard hồi tháng 1 xảy ra bê bối đạo văn của Hiệu trưởng Claudine Gay, khiến bà phải từ chức. Cô sẵn sàng đóng góp kiến thức và kỹ nă🦩ng về truyền thông, chuẩn bị hướng giải quyết cho những sự việc tương tự trong tương lai.
Theo cô, Harvard không chọn người giỏi nhất chỉ vì điểm số và thành tích mà tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất với phương châm: "Học để thay đổi thế giới". Lan Anh đã thể hiện được điều này qua bức tranh về kinh tế Việt Nam và vai trò của giáo dục. Cô cũng mong 𒉰đóng góp thế mạnh về truyền thông, đúng vấn đề trường đang quan tâm.
Để hoàn thiện hồ sơ, Lan Anh phải tranh thủ buổi tối sau gi🐲ờ làm. Hồ sơ ứng tuyển cần có sự nhất quán không chỉ trong công việc mà còn sở thích và hoạt động ngoại khóa. Cô tham gia quỹ từ thiện giúp xây cầu cho các tỉnh miền Tây từ khi còn học ở Mỹ, với mong muốn đóng góp cho xã hội. Trước đó, cô cũng gây quỹ mổ tim cho các bệnh nhân nhi ở TP HCM.
Với những ứng viên đã đi làm nhiều năm, các trường không quá quan tâm tới điểm trung bình học tập (GPA), hoạt động ngoại khóa và nghiên cứu mà tập trung vào m♛ục tiêu phát triển cá nhân và sự nghiệp của ứng viên.
Bà Đàm Bích Thủy, nguyên Chủ tịch sáng 𓃲lập trường Đại học Fulbright, là người𒁃 viết thư giới thiệu.
"Lan Anh có những phẩm chất thú vị. Cô ấy có sự kiên định, quyết tâm của gen X, sự cởi mở của gen 🃏Y và niềm say mê với các hoạt động đem lại tác động xã hội của gen Z", bà Thủy nói.
Bà Thủy từng nhiều lần chứng kiến cô nhường đồng đội hào quang chiến thắng nhưng lại kiên định bảo vệ điều đúng đ𒁃ắ🔥n khi nhiều người xung quanh muốn thỏa hiệp.
"Đây là một trong những phẩm ch🧜ất cần thiết của người lãnh đạo", bà Thủy cho biết thêm.
Nhìn lại hành trình đã qua, Lan Anh cho rằng khi đi làm, đừng chỉ nghĩ đến công việc, hãy có những hoạt động giúp thay đổi bản thân và xã hội.ꦰ Ứng viên cần▨ hiểu rõ mình muốn gì để phát triển theo hướng tốt nhất và cân nhắc trước khi đánh đổi vài năm nghỉ việc để đi học.
Cô nói may mắn khi được gia đình, bạn b⛎è và đồng nghiệp ủng 🃏hộ nên có thêm động lực nộp hồ sơ. Lan Anh đang leo Everest Base Camp ở Nepal, khi trở về sẽ chuẩn bị cho chuyến du học 1,5 năm ở Mỹ vào tháng 7 tới.
"Tôi sẽ về Việt Nam💫 sau khi tốt nghiệp và tiếp tục công việc giáo dục", cô nói.
Bình Minh