Hùng Dũng bị gãy một phần ba dưới💜 xương cẳng chân phải, gồm cả xương chày và xương mác. Đây là vùng dễ tổn thương nhất ở cẳng chân. Nguyên do bởi các mạch nuôi xương càng xuống thấp càng nghèo nàn. Bên cạnh đó, xương chày - xương to, chịu trọng lượng chính ở cẳng chân - có hình trụ tam giác với mào chày ở phía trước nằm sát da, nhưng một phần ba dưới là trụ tròn, nhỏ và yếu hơn kết cấu phía trên. Khi gãy, vùng xương này khó liền hơn.
🌱Khi bị gãy, ngoài xương, các cơ, gân, dây chằng, phần mềm... cũng tổn thương theo. Sau gãy xương, nhiều hiện tượng như cứng khớp, teo cơ nảy sinh... xuất hiện do các khớp xương bị bất động dài ngày. Hùng Dũng sẽ phải nẹp đinh trong xương và nối lại phần mềm bị rách, dập. Sau khi lành vết mổ, anh mới bước vào quá trình phục hồi để lấy lại chức năng vận động.
🍷Thông thường, từ hai đến bốn tuần đầu tiên, bệnh nhân sẽ tập đi, nhằm giúp cơ tại ổ gãy nhanh phục hồi và màng xương chóng phát triển. Hai đầu xương gãy cũng dễ bắt liền vào nhau. Song song với đó là bài tập co giãn cơ, tập sinh hoạt thông thường như lên xuống cầu thang, ngồi xổm đứng lên. Từ bốn đến tám tuần, nếu tiến triển tốt, bệnh nhân sẽ chuyển sang tập cùng dây thun co giãn, tập tỳ đè, tập vận động các khớp.
Từ lúc lên bàn mổ cho tới lúc bình phục, người bị gãy xương mác cần khoảng tám đến 10 tuần. Với người bị gãy xương chày, thời gian sẽ là bốn đến sáu tháng. Hùng Dũng bị gãy cả hai nên được chẩn đoán là rời xa sân cỏ chừng một năm.
Chia sẻ với VnExpress🐈, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - chuyên khoa Y học Thể Thao, từng là bác sĩ của đội tuyển Việt Nam - nhận định: "Với những ca gãy chân, tốc độ và khả năng hồi phục phụ thuộc lớn vào mức độ tổn thương tại ổ gãy và cơ địa của cầu thủ. Dựa vào thể chất từng người, những bài tập sau ca mổ có thể khác nhau. Với cầu thủ bóng đá, nhất là có thể lực tốt như Hùng Dũng, tốc độ hồi phục chắc chắn sẽ nhanh hơn. Khi bị gãy cả hai xương cẳng chân, người bình thường mất khoảng bốn đến sáu tháng để có đủ cảm giác như trước. Còn muốn vận động cường độ cao, cầu thủ sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể lên tới chín tháng, thậm chí hơn nữa".
𝕴Tám đến chín tháng là khoảng thời gian trung bình để một cầu thủ trở lại thi đấu sau gãy xương cẳng chân. Henrik Larsson (1999), Djibril Cisse (2004), Alan Smith (2006), Eduardo Da Silva (2008), Aaron Ramsey (2010) đều sẵn sàng sau mốc này. Có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn Kieron Dyer. Cựu tiền vệ người Anh bị đa chấn thương, và cần 17 tháng bình phục.
༒Francesco Totti là trường hợp hiếm hoi hồi phục thần kỳ. Hồi tháng 2/2006, đội trưởng AS Roma gãy cổ chân trái, vỡ xương mác, tổn thương dây chằng. Lúc ấy, Totti sắp 30 tuổi, chuẩn bị dự kỳ World Cup cuối trong sự nghiệp. Dù bỏ lỡ phần còn lại của mùa giải, Totti chỉ mất bốn tháng bình phục, thay vì tám tháng như dự kiến. Trên đất Đức, huyền thoại Roma ra sân với nhiều miếng kim loại, ốc vít chưa được tháo sau phẫu thuật, và giúp Italy đoạt Cup vàng thế giới.
Sang chấn tâm lý cũng là thứ đáng sợ với cầu thủ trong quá trình tập hồi phục. Luke Shaw, sau khi bị gãy chân hồi cuối 2015, được Man Utd thuê riêng một bác sĩ tâm lý để xua tan ám ảnh chấn thương. Anh từng tâm sự trên Sky Sports𒐪: "Tôi đã nghĩ đến chuyện giải nghệ. Điều ấy suýt thành sự thật, nếu tôi về Anh ngay trong đêm. Tôi có lẽ phải cưa chân vì những cục máu đông. May là ca phẫu thuật tại Hà Lan thành công".
Ramsey, sau khi bị gãy chân bởi cú vào bóng của Ryan Shawcross, thừa nhận có cảm giác trầm cảm trong thời gian tập hồi phục. "Tôi từng nghĩ, tháng ngày ấy như địa ngục", tiền vệ đang khoác áo Juventus tâm sự trên The Sun✅. "Những bài tập tẻ nhạt, khô khốc hàng ngày. Nếu không nhờ bác sĩ tâm lý, tôi có lẽ không dứt nổi suy nghĩ buông xuôi".
Không riêng cầu thủ chấn thương, người gây ra tai nạn cho đồng nghiệp cũng chịu ám ảnh. Cuối 2019, Son Heung-min khiến Andre Gomes gãy gập cổ chân, dù pha va chạm không mạnh. Trong khi nạn nhân gào thét rồi ngất ngay trên sân, Son ôm mặt khóc nức nở📖. Nhiều ngày sau đó, anh mới có thể ra sân tập và thi đấu bình thường.
Trưa nay 24/3, Hùng Dũng đã được mổ thành công. Và nếu cần một động lực để trở lại, anh có thể nhìn sang tiền vệ Hải Huy của Quảng Ninh - người cũng bị gãy chân nghiêm trọng năm ngoái. Sau khi phục hồi tại nhà, Hải Huy chuyển lên Trung tâm PVF tập gần một tháng. Khoảng chín tháng sau, anh trở lại sân cỏ, trong trận thua Đà Nẵng ở vòng hai V-League mùa này. Dù chỉ vào sân từ ghế dự bị, Hải Huy đạt yêu cầu thể lực và giữ thói quen thi đấu mạnh mẽ. Cầu thủ này tiếp tục tỏa sáng ở vòng ba, khi khóa chặt Lee Nguyễn, giúp Quảng Ninh thắng TP HCM 2-0.
Thắng Nguyễn