Biểu tượng này có tên kỹ thuật là "Tears of Joy" (nước mắt hâ﷽n hoan) và được người dùng diễn giải theo nhiều nghĩa như vừa khóc vừa cười, cười ra nước mắt... Theo thống kê của tổ chức Unicode Consortium, 92% người dùng mạng trên toàn cầu sử dụng biểu tượng cảm xúc, trong đó 5% từng d🙈ùng Tears of Joy. Đứng thứ hai trong danh sách là biểu tượng trái tim.
Đây không phải lần đầu Tears of Joy trở thành emoji được dùng nhiều nhất năm. Nó cũng được dùng nhiều nhất vào năm 2019. Năm 2015, biểu tượng này thậm chí khiến Oxford phá lệ, bình chọn là "từ của năm". Năm 2017, kh🍎uôn mặt vừa khóc vừa cười cũng được sử dụng nhiều nhất trên các thiết bị Apple, bao gồm cả iOS và MacOS.
Theo CNN, Tears of Joy cũng khởi nguồn cho một tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng năm nay. Biểu tượng này được thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 2006) ưa chuộng, trong khi thế hệ Gen Z đánh là "nhạt nhẽo" và "chỉ người già mới sử dụng". Trang này cho rằng nhóm người dùng Internet mới🅷 hiện nay thường yêu thích "sọ đầu ꦅlâu" hoặc khuôn mặt với hai dòng nước mắt (hiện xếp thứ năm) nhưng để thể hiện tiếng cười.
Ngoài ra, sự xuất hiện của Covid-19 khiến nhu cầu giao tiếp qua chat tăng lên. Tần suất sử dụng biểu tượng trong giao tiếp cũng thay꧑ đổi. Biểu tượng đeo khẩu trang tăng bậc từ thứ 186 lên 156, hình ống tiêm tăng từ 282 lên 193, biểu tượng vi trùng từ 1.086 lên 477.
Liên minh Unicode Consortium💫 có sự tham gia của các thành viên n🐎hư Apple, Facebook, Google, Microsoft, Adobe... Mỗi năm, tổ chức này bổ sung khoảng 100 emoji vào điện thoại iOS và Android. Hiện đã có 3.663 emoji được sử dụng.
Lưu Quý