"Khi nào học sinh từ mầm no𝓰n đến lớp 6 được đi họไc lại?", đó là câu hỏi được các bậc phụ huynh tại Hà Nội quan tâm nhất lúc này. Thời gian qua, tôi thấy nhiều phụ huynh như ngồi trên đống lửa khi con em mình tiếp tục phải học online tại nhà. Lạ ở chỗ, nhiều người than thở chuyện phải ở nhà giữ con, để chúng trầm cảm, béo phì, cận thị... Giám sát, trò chuyện với con lẽ ra phải là trách nhiệm đương nhiên của cha mẹ, cớ sao chúng ta lại đổ lỗi cho việc học online?
Tôi đồng ý rằng, học online cũng có tác động không khác xem TV, điện thoại là mấy, nhưng chẳng lẽ cha mẹ ở nhà không thể dành chút thời gian để chơi với con, trò chuyện với chúng ngoài ngoài lúc ngồi học trước màn hình máy tính hay sao? Trẻ đâu có học online cả ngày. Một tiết học online chỉ bằng 50% thời lượng của tiết học bình thường trên lớp. Ngay cả sinh viên cũng chỉ tính 25 phút một tiết thôi, học sinh lại càng ít hơn. Thế nên, thay vì than thở khi con ở nhà học online, hãy quan tâm hơn đến con mình.
Quan điểm của tôi là trẻ bị nhút nhát, béo phì, cận thị, nghiện game... ha✤y hàng tá tiêu cực khác là do gia đình trước tiên. Tại sao phụ huynh không tìm cách khắc phục? Thứ nhất, thiết bị điện tử đó là của cha mẹ, người lớn hoàn toàn có thể quản lý nội dung, thời gian sử dụng của trẻ.
Thứ hai, những biểu hiện nhút nhát, rụt rè, trầm cảm... phần lớn là do cha mẹ không trò chuyện, không cùng học với con. Dù là mẫu giáo học tại nhà thì cô giáo cũng luôn cho những bài tập về tạo hình, chữ cái, con số... qua nhóm chat Zalo (tương ứng với các môn Tổ chức hoạt động tạo hình, phương pháp làm quen với tiếng Việt qua trò chơi, phương pháp làm quen với Toán qua trò chơi...). Nhưng thực tế, rất ít cha mẹ chịu bỏ thời gian, công sức ra phối hợp với giáo viên để dạy trẻ ở nhà.
Cả năm lớp Lá của con tôi, tính đến lúc này chỉ mới đi học trực tiếp được hai tuần (từ 7/2 đến hết 18/2),✅ nhưng con tôi vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát, vẫn nắm được các chữ cái, các con số, các phép tính trong phạm vi 20, vẫn biết xé giấy ra để ghép thành tranh, vẫn ra sân nhà chơi bóng ném hay nhảy lò cò... Tuyệt nhiên, con không ngồi lỳ một chỗ xem TV. Thế nên, quan trọng vẫn hơn nhau phương pháp giám sát con và "vui cùng con - học cùng con" của cha mẹ. Xin đừn🧸g đổ lỗi "con hư do học online".
>> Con tôi òa khóc vì không được đến trường
Nhiều người nói "phụ huynh không thể ở nhà trông con mãi được, ai cũng phải đi làm". Nhưng hãy thử nghĩ xem, nếu trẻ đi học không may nhiễm bệnh thì cha mẹ cũng phải ở nhà chăm con chứ đâu thể đi làm. Vậy có khác gì nhau? Trường mầm non của con tôi, sau lễ 8/3 thì 12/15 giáo viên trở thành F0, trường nghỉ khẩn cấp. Một lớp có 35 học sinh. Khi một em bị bệnh thì cả lớp lây theo (học sinh loi nhoi, đừng mong chờ gì 5K). 35 em này, mỗi em về nhà lây cho gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em...). Kết quả là có cả 35 hộ gia đình cùng bệnh từ một em ban đầu. Rồi cha mẹ các em đi làm lại lây cho cả công ty... Cứ như vậy, dịch bệnh sẽ lan nhanh mất kiểm soát. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ đó.
Đúng là trẻ con bệnh thường nhẹ, nhưng cha mẹ cũng phải nghỉ làm chăm con. Đồng nghiệp của tôi, ban đầu con bệnh, chăm con xong, tới lúc con hết bệnh thì vợ chồng lại nhiễm. Vậy sao đi làm được? Văn phòng mỗi𝐆 ngày có cả khối việc cần xử lý, nghỉ bệnh một buổi thôi đã bị dồn việc, huống chi ng𓆏hỉ một tuần khi là F0. Chưa tính đến việc mỗi viên chức đều thuộc mắt xích công việc, khi một vị trí bị khuyết thì những bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo. Vậy ảnh hưởng lớn hay nhỏ?
Tóm lại, chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đương đầu khi bị bệnh, đó mới là tinh thần "bình thường mới". Chứ không phải phó mặc hay buông xuôi. Ví dụ, tôi phòng vệ khá tốt nhưng chẳng may trở thành F0, tôi chấp hành phác đồ và cách ly tại nhà, hết bệnh mới đi làm trở lại, đó là bình thường mới. Còn nghĩ trước sau gì cũng bị, không phòng vệ gì, lại an ủi kiểu số trời như vậy, đó là tư tưởng sai lầm. Tôi nghĩ rằng, lúc này cứ cho học sinh học online còn đỡ hơn tâm lý bất an kiểu n♛ay "off"🥃, mai "on".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.