"Hàng xóm tôi có cái nhà ở mặt tiền, ông chủ nhà làm mấy phòng trọ. Vỉa hè chỉ rộng khoảng hơn một mét, và cửa cho khách trọ cũng không lớn lắm, nên chủ nhà phải dán giấy 'cấm đậu xe', để khách trọ dắt xe ra vào được và phòng trường hợp cháy nổ. Ấy thế nhưng mấy tài xế ôtô cứ thấy chỗ trống là lấp vào đỗ xe🌜. Thế là khách trọ mỗi lần lấy xe ra vào từ 30 giây thành 5-7 phút do phải tránh mấy ôtô đỗ thiếu ý thức đó.
𝓡Đáng nói hơn là họ không chỉ đỗ 10-15 phút mà đỗ xe cả vài tiếng đồng hồ, không số điện thoại liên lạc. Các bạn có biết để xe đó để làm gì không? Họ đi uống cà phê, cắt tóc... Pháp luật không cấm việc tài xế đỗ xe ở những tuyến đường không cấm dừng đỗ, nhưng bản thân tài xế cũng phải biết ý thức được có nên đậu xe ở đây hay không? Thậm chí, mấy con hẻm từ 5 mét trở lên cũng luôn trở thành điểm đậu ôtô cho mấy tài xế, trong khi gần đó có nhà để xe thu phí thì họ không vào. Có vẻ nhiều người có tiền mua xe nhưng thiếu tiền thuê chỗ đậu.
🙈Trở lại vấn đề pháp luật, tôi nghĩ pháp luật nên quy định rõ ràng hơn về việc này, bởi nó đang gây ra quá nhiều xung đột. Tôi ủng hộ nếu đậu ôtô ở trên lòng đường thì nên tổ chức thu phí hợp lý".
Đó là bức xúc của độc giả Aaa sau bài viết "Cả khu phố dựng biển cấm đỗ xe trước cửa nhà💃". Đồng cẩm với tâm trạng này, nhiều độc giả VnExpress cũng bày tỏ sự bất lực trước tình trạng đỗ ôtô chắn cửa nhà xuất hiện nhan nhản từ ngoài đường lớn đến trong hẻm nhỏ.
Bạn đọc Phan Thể Công𒁃 chia sẻ: "Bạn đậu xe chắn ngang cửa nhà người ta, nếu họ cũng có xe hơi thì lái ra bằng đường nào? Không chỉ nhà mặt tiền mà cả trong hẻm cũng có sự cạnh tranh về chỗ đậu xe. Hẻm nhà tôi xe tải khoảng 2,5 tấn đi thoải mái (hẻm rộng khoảng 3,5-4 mét), có nhà xưởng xe tải quẹo vô đậu trong nhà được. Nhưng có một nhà mặt tiền khoảng 4 mét, không có sân đủ chỗ cho xe đậu, nên có những đêm nhà đó để một chiếc bảy chỗ ngay ngoài hẻm. Vậy là những nhà khác có ôtô không thể đi qua, phải gọi chủ nhà kia di chuyển xe đi chỗ khác.
💮Có những sáng sớm, tôi dậy lúc xe ba gác lấy rác vào thu dọn vệ sinh. Chiếc ôtô bảy chỗ kia cũng đậu chắn hẻm, làm xe thu gom rác không thể qua lọt. Vậy là nhân viên vệ sinh lại phải lật đật kéo thùng rác đi bộ tuốt vào từng khúc hẻm phía trong để thu gom, tồi lại kéo ngược trở lại ra chỗ xe rác mắc kẹt.
ꦦCứ hai ngày người ta đến lấy rác một lần và hầu như lần nào cũng đụng phải xe bảy chỗ đậu chắn hẻm kia. Có bữa may mắn, người tài xế dậy sớm nên lái xe tránh đi chỗ khác để nhường đường cho xe rác đi qua. Còn hôm nào họ dậy muộn thì nhân viên vệ sinh lại phải đi bộ vào kéo rác ra, không biết sức đâu chịu nổi? Họ đậu xe trước cửa nhà mình như vậy chắc chẳng ai nói được".
>> 🐼Mệt mỏi giành giật từng mét đường với những tài xế đỗ xe chắn cửa
Nhấn mạnh những mâu thuẫn của tình trạng đậu xe chắn cửa nhà xuất phát từ ý thức của tài xế, độc giả Xeoninterior bình luận: "Tôi là người có nhà mặt tiền, và cũng là người thường xuyên di chuyển bằng ôtô. Tôi thấy vấn đề chủ yếu đến từ ý thức của các tài xế là chính. Nhiều người vin vào cái cớ không có biển cấm dừng đỗ, và thản nhiên đậu xe bất chấp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người khác. Thậm chí, họ vô tư đỗ xe bịt luôn lối ra vào của nhà người khác nhưng vẫn cho là mình hiểu luật.
💝Đường bé, người đông, nhưng nhiều tài xế đỗ xe chiếm hết luôn một làn, tạo nút thắt cổ chai, chỉ cần gặp một chiếc xe khác đi qua là tắc. Ấy vậy mà nhiều tài xế vẫn không mảy may thấy ngại, phải chăng họ quá vô cảm hay lòng ích kỷ đã lấn át tâm trí? Khu phố tôi ở, xe cộ để đầy ngoài đường qua đêm, từ ngày này qua tháng nọ. Họ coi lòng đường là gara nhà mình, mặc cho bãi xe ngay bên cạnh vẫn đang treo biển nhận trông giữ xe".
Đồng quan điểm, bạn đọc Tigera♈ trông đợi sự vào cuộc quyết liệt hơn của cơ quan quản lý: "Vấn đề luôn nằm ở hai chữ ý thức. Rất nhiều thứ trong xã hội luôn gặp khó vì một hay nhiều bên sống thiếu ý thức: từ chuyện bỏ rác ngoài đường, thả chó chạy rông, loa karaoke... đến việc đỗ xe trước nhà người khác. Nếu ai cũng biết sống ý thức thì không có chuyện gì rồi. Vấn đề là khi họ không làm được thì ai sẽ là người giải quyết và phân xử các vấn đề này?
ꦓChính pháp luật cũng nói rõ khi đỗ xe không được gây cản trở lưu thông của người khác. Chuyện kinh doanh buôn bán thì không nói, nhưng nhà riêng thì tôi có quyền đưa xe ra vào bao nhiêu lần tùy thích, luật cũng không cấm được. Vậy thì bạn cho quyền đậu xe của bạn cao hơn quyền ra vào thuận tiện của tôi sao? Cơ sở nào cho bạn cái quyền đó vậy?".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. 🦄Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.