- Anh là một trong những người gắn bó với những đêm nhạc Trịnh ở Hội quán Hội ngộ (khu du lịch Bình Quới). Kế hoạch năm nay của các anh thế nào?
- Thực ra, năm nay, anh em chúng tôi định không làm đê﷽m nhạc Trịnh ở Hội quán Hội Ngộ như 5 năm vừa qua nữa vì anh Cao Lập, giám đốc Bình Quới, người "cầm trịch" chương trình sức khỏe không tốt lắm.
Thế nhưng, vì sức ép hay nói đúng hơn là do yêu cầu của những người thương anh Sơn, những người mê nhạc Trịnh cứ ngóng trông một đêm hội ngộ với những ca khúc bất tử của anh Sơn tại Hội quán. Cuối cùng hôm 1/4, khi tôi đang ra Hà Nội công tác thì nhạc sĩ Tôn Thất Lập lại nhấc điện thoại: "Alô, Quân về Sài Gòn để bàn làm đêm nhạc Trịnh". Vậy là năm nay, chúng tôi quyết định tổ chức đêm nhạc Trịnh vào ngày 4/4.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân cùng ca sĩ Mỹ Tâm trong một chương trình ca nhạc. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
- Anh nghĩ sao về thương hiệu "Đêm nhạc Trịnh Hội quán Hội Ngộ" mà các anh đã có?
- Từ năm 1999, theo nhã ý của bạn hữu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đồng ý chọn phần đất rợp bóng cây, cạnh dòng sông Sở Nhật ven sông Sài Gòn để♕ làm nơi gặp gỡ của những người yêu âm nhạc, hội họa, văn thơ... Kể từ khi anh Sơn mất, nơi đây thường xuyên được các khán giả thương anh Sơn lui tới để được sống trong một không gian nhạc Trịnh, được nghe những ca khúc bất tử, được🧸 chứng kiến tình cảm của những người yêu nhạc Trịnh dành cho anh...
Những đêm nhạc Trịnh tại Hội quán Hội ng🃏ộ được tổ chức miễn phí, không bán vé. Anh em chúng tôi dành nhiều tình cảm, tâm huyết để xây dựng chương trình. Các ca sĩ cũng không lấy cát-xê và hết mình cho những ca khúc Trịnh Công Sơn nên chương trình được công chúng rất mến mộ.
Còn nhớ, đêm nhạc năm ngoái, chúng tôi dự kiến mời 5.000 khách nhưng rốt cuộc, có tới 10.000 khán giả khắp🅠 nơi kéo về, từ ông già bà cả cho đến thanh niên nên cuối cùng chúng tôi phải cho vô tuốt. Bạn có biết không, có những người già lắm, hay những người rất trẻ, mê nhạc Trịnh về Hội quán Hội ngộ, chỉ 𒀰vừa nhìn thấy ảnh ông Sơn đã bật khóc nức nở. Mỗi người nghe nhạc Trịnh theo cách riêng của mình, người thì thắp nến, người thì ngồi ngay xuống thảm cỏ, người thì nhẩm hát theo ca sĩ từ đầu cho tới cuối chương trình...
- Một đêm nhạc Trịnh cho 10.000 khán giả mà lại không bán vé thì làm thế nào để đảm bảo chất lượng?
- Những đêm nhạc Trịnh ෴là miễn phí nhưng chúng tôi cũng phải tính là phải làm thế nào để đạt chất lượng, không phụ lòng những khán giả hâm mộ đã hết lòng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những người làm chương trình như anh Cao Lập, đạo diễn Đinh🗹 Anh Dũng... đều muốn âm thanh, ánh sáng phải đoạt tiêu chuẩn nên dù bỏ tiền túi thêm để đạt yêu cầu thì anh em chúng tôi cũng làm.
Chẳng hạn như năm ngoái, đến đêm 30/3, khi nửa đêm thử âm thanh cho chương trình thấy không ổn, vì đồ nghề thuê có 17 triệu đồng, chúng tôi đã quyế✃t định thay hết bộ đó, thuê hoàn toàn bộ mới khoảng 30 triệu đồng, ngay sáng hôm sau lắp cho kịp chương trình. Và năm nay cũng vậy, chúng tôi cũng phải bàn bạc kỹ lưỡng về chủ đề, về không gian, âm thanh, ánh sáng để có một đêm nhạc Trịnh thực sự tại Hội quán.
- Anh nghĩ gì về vai trò MC của mình trong các đêm nhạc Trịnh?
- Tôi là một nhà 𝔍thꦦơ, nhà báo, và trên hết, là một người đồng cảm với khán giả yêu nhạc Trịnh. Tôi dẫn các chương trình đêm nhạc Trịnh không cần chuẩn bị trước bất cứ cái gì. Tôi nghe nhạc Trịnh từ hồi 16 tuổi, tôi được xem chương trình mà Khánh Ly đi chân đất hát nhạc anh Sơn. Đây là lần đầu tiên Khánh Ly từ Đà Lạt ra Sài Gòn diễn ở Đại học Văn khoa. Tôi và anh Sơn cũng có mối quan hệ riêng.
Tôi yêu nhạc Trịnh và tôi tự tin khẳng định rằng tô🌳i thuộc hầu hết các sáng tác của anh. Tôi cũng hát nhạc Trịnh, hát hay theo cách hát của tôi. Dạo tôi còn trẻ, sợ bị mất các đĩa nhạc của Trịnh Công Sơn, chỉ còn cách duy nhất là thuộc lòng tất cả. Vì thế tôi đã để hết trong đầu, chỉ có cách đó là lưu giữ nhạc Trịnh tốt nhất. Nói thật là, ngoại trừ bà Khánh Ly, còn hầu hết ca sĩ trẻ bây giờ hát nhạc Trịnh, không mấy ai thuộc được khoảng 30 bài của Trịnh đ𒈔âu. Có nhiều chương trình, tôi còn phải nhắc lời cho họ.
Chẳng hạn có ca sĩ hát: "Bàn tay xôn xao đón ưu phiền" thì đi đời rồi, tôi phải nhắc "bàn tay xanh xao...". Hay như câu "Có khi nắng khuya chưa lên", "nắng khuya" là một ẩn dụ thì ca sĩ lại không hiểu nên tự ý sửa là: "có 🍷khi nắng mưa chưa lên", hỏng hết cả... Nhiều ca sĩ hát bịa lời lắm, không phải ai cũng hát y chang lời của ông Sơn viết đâu. Có lẽ vì vậy, khán giả tin tưởng tôi trong vai trò MC cho các chương trình nhạc Trịnh.
- Nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh rất hay nhưng có khán giả chỉ chấp nhận Khánh Ly hát mà thôi. Anh nghĩ gì về điều này?
- Thực ra trên đời, có hai cái dễ bảo thủ nhất là âm nhạc và ẩm thực. Bởi vì mọi người thường quen nghe nhạc gì, ăn món gì là về sau rất khó thay đổi. Tôi vẫn thường nói, kiểu nghe nhạc như vậy là kiểu "bảo thủ cái lỗ tai". Tất nhiên rồi, tôi mê bà Khánh Ly hát nhạc Trịnh lắm, nhưng đôi khi, ở một nơi nào đó, tôi vẫn nghe thấy những ca sĩ không nổi tiếng, ca sĩ hạng 2 hạng 3 gì đó hát nhạc Trịnh rất hay. Có những người r𝕴ất bình thường, không phải ca sĩ gì cả, hoặc đôi khi trong một cuộc nhậu, karaoke...
Tôi cũng gặp những người thể hiện nhạc Trịnh theo cách riêng của mình rất hay, rất cảm động. Thế nên, tôi không thể "bảo thủ cái lỗ tai" được, tôi vẫnﷺ thấy ngoài bà Khánh Ly ra, vẫn thấy người này, người kia hát được nhạc Trịnh theo cách cảm nhận riêng của họ. Và tôi đủ tự tin nói rằng, tôi hát nhạc Trịnh hay!
- Theo cảm nhận riêng của mình, anh thích nhất bài hát nào của Trịnh Công Sơn?
- Trong hàng trăm bài bất tử thì làm sao tô𒀰i nói được đâu là bài thích nhất. Nhạc Trịnh hay ở cái🍃, bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng đều thấy có mình trong mỗi lời ca của Trịnh.
Chẳng hạn, khi thất tình, ai cũng 🌸tự tìm đến câu: "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ", hay khi "gần đất xa trời", người ta lại thấy: "Nhìn lại mình đời đã xanh rêu". Hay khi gặp một cô gái đang có chuyện buồn, tôi lại chia sẻ: "Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh". Khi vui, khi buồn ai cũng có thể lượm cho mình được một câu trong nhạc Trịnh để mà sống.
(Theo Quốc Tế Thị Trường Tiêu Dùng)