Báo cáo gần đây của c✱ông ty tư vấn Agility Research and Strategy cho thấy doanh số bán hàng xa xỉ ở Hong Kong tăng 114% so cùng kỳ năm ngoái, lên 3,3 tỷ HKD (424 triệu USD) vào tháng 4.
Mối quan tâm tới các thương hiệu cao cấp nội địa tăng mạnh. Khoảng một phần ba người trong nghiên c⛦ứu cho biết ủng hộ sản phẩm từ các hãng xa xỉ Hong Kong và hơn một phần ba bắt đầu mua những mặt hàng này trong sáu tháng qua. Điều này góp phần giúp nền kinh tế hồi phục trong quý đầu tiên của năm, GDP tăng 7,9 % so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài hàng nội địa, nhiều thương hiệu như Gucci, Hermes, Chanel vẫn nhận được sự quan tâm và yêu thích của người dùng. Hàng dài người dân xếp hàng để mua được món đồ ưng ý tại các trung tâm mua sắm lớn. Những Trung tâm thương mại cao cấp, nổi tiếng như Harbour 𝕴City tại khu Cửu Long, Times Square ở khu Vịnh Đồng La, Pacific Place, IFC Mall hay The L🍬andmark thu hút hàng nghìn người.
Vogue cho rằng Covid-19 🗹khiến du lịch hạn chế, làm thay đổi thói quen tiêu dùn🐠g. Thay vì ra nước ngoài, họ sắm đồ xa xỉ ngay địa phương. Lượng khách quốc tế giảm mạnh buộc Hong Kong thúc đẩy mua sắm nội địa để cứu nền kinh tế. Amrita Banta - giám đốc điều hành Agility Research and Strategy - nói trên SCMP: "Dân Hong Kong nhận ra họ không thể chỉ phụ thuộc vào k🦹hách Trung Quốc đại lục và quốc tế để tăng♓ trưởng GDP".
Lý do khác khiến đồ xa xỉ đắt hàng là sự thay đổi nhận thức về vấn đề rác thải của làng mốt. Trong cuộc khảo sát một năm qua của ARaS, đa số người được hỏi nói quan tâm thời trang bền vững và đạo đức của các thương hiệu. Họ ưu tiên các nhà mốt mang đến sản phẩm thân thiện với môi trường, dùng hàng chất lượng, có giá trị lâu bền thay vì sa đà vào thời trang nhanh, mua nhiều thải nhiều. Jane Zhang - nhà phân tích thời trang và làm đẹp tại Euromonitor International's Luxury - nói trên SCMP: "Dân Hong Kong chi tiêu có chủ đích. Họ đề cao những lợi ích 🅷về sức khỏe, tính hưởng thụ từ hàng cao cấp và luôn muốn ủng hộ các doanh nghiệp uy tín, xứng đáng".
Mua hàng trực tuyến cũng trở thành xu hướng mới. Trước đây, chỉ 9% doanh nghiệp địa phương phát triển bán hàng trực tuyến vì người Hong Kong có thói quen mua sắm trực tiếp. Tuy nhiên, đại dịch khiến điều này thay đổi. Theo báo cáo của Agility, 65% người được hỏi bắt đầu mua hàng xa xỉ trực tuyến trong sáu tháng qua. Nhiều cửa hàng nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, trao đổi riêng qua e-chat hay Zoom. Amrita Banta mon💦g xuꦆ hướng này phát triển hơn để giảm bớt những lo lắng về lây lan Covid-19.
Bảo Thư (theo SCMP, Vogue)