Giữa tháng 4/2021, cảnh sát thành phố Uy Hải tỉnh Sơn Đông đối chứng ADN của người đàn ông tên Trần Lượng phù hợp với ADN của một cặp vợ chồng có con thất lạc ở thành phố Trùng Khánh năm 1988. Sau khi điều tra, cảnh🍌 sát phát hiện người đàn ông này chính là đứa trẻ bị bắt cóc năm xưa.
33 năm trước, Trần Lượng khi đó được bố m♔ẹ đặt tên là Chung Chí Dật. Khi cậu bé được 3 tháng tuổi, người mẹ Nhiễm Lệ ra chợ người ven thành phố tìm thuê một bảo mẫu cho con trai. Tại đây bà gặp một phụ nữ nông dân 𝔉tự xưng họ Trần, người Tứ Xuyên. Sau khi nói chuyện, họ đạt được thỏa thuận, vị bảo mẫu đồng ý về làm việc tại nhà cô Nhiễm.
Ngay sau khi đến nhà, bà Trần đề nghị được ngủ cùng đứa trẻ vào ban đêm nhưng𒊎 cô Nhiễm từ chối với lý do con cần được bú. Một ngày chồng đi công tác, Nhiễm ra ngoài mua đồ. Trở về sau đó 10 phút, cô phát hiện trong nhà không có ai. Người hàng xóm cho biết nhìn thấy bảo mẫu bế đứa trẻ rời đi, tưởng cho đi dạo. Cả buổi sáng không thấy bà Trần quay trở về, Nhiễm báo công an. Đồng thời họ dán thông tin tìm kiếm khắp nơi nhưng không nhận được kết quả nào.
Thời điểm đó ở Trùng Khánh liên tiếp xảy ra các vụ bảo mẫu bắt cóc trẻ em. Một tờ báo lớn của Trung Quốc đã đưa tin câu chuyện về gia đình Nhiễm Lệ,🌼 gây sự chú ý của toàn xã hội. Thông tin khắp nơi bắt đầu "dội" về khiến bản thân Nhiễm mất phương hướng. Cứ phong thanh ở đâu có đứa trẻ giống🌟 con trai là vợ chồng cô lại bỏ việc lên đường tìm kiếm.
"Chúng tôi đi khắp ⛄các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, thậm chí xa hơn nhưng đều trở về trong nỗi thất vọng"🐻, Nhiễm nhớ lại.
Cháu trai mất tích, bố m♔ẹ chồng bà Nhiễm vốn không khỏe mạnh lại thêm ốm yếu. Trước lúc mất, cả hai người đều nắm tay dặn dò con dâu: "Dù thế nào cũng phải tì🐻m kiếm tiếp, không được bỏ cuộc".
Sống với mẹ ở vùng nông thôn tỉnh Hà Nam, Chung Chí Dật khi này đã có tên khác là Trần Lượng tình cờ biết được thân phận sau ngày mẹ mất, 10 năm trước đây. Khi đó người cô tiết lộ, mẹ anh từng làm bảo mẫu cho một gia đình, sau đó thấy bế một đứa trẻ 3 tháng tuổi về. "Cô hỏi mẹ cháu xem đó là con ai, thì bà khẳ🐟ng định cháu do chính bà đẻ ra. Nhưng trong thời gian ngắn không thể mang thai và sinh con nhanh như vậy được", người cô nói.
Cái chết của mẹ và thông tin từ người cô như một "tiếng sét" giáng xuống đầu Trần Lượng thời điểm đó. Anh trở nên nghi ngờ mọi thứ xung quanh và cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa. "Từ khi mẹ mất, Tết nguyên đán tôi không còn trở về nhà, cũng hiếm khi kể chuyện của mình cho hai người chị ở trên. Bởi vậy, tôi sống rất cô đơn", người đàn ông này nói. Anh bắt đầu dò la tin tức từ họ hàng và tự nguyện đăng ký thu thập ADN miễn phí do Bộ công an Trung Quốc triển khai từ năm 💞2021 nhằm tìm kiếm những đứa trẻ mất tích, thất lạc tꦆrong chương trình "Chiến dịch đoàn tụ".
Giữa tháng 4 năm nay, qua so sánh, cảnh sát phát hiện ADN của Trần Lượng 💫phù hợp với ADN của cặp vợ chồng có con bị mất tích tại thành phố Trùng Khánh năm 1988. Ngay lập tức Trần được triệu tập. Sau khi điều tra, cảnh sát kết luận Trần chính là Chung Chí Dật, đứa trẻ bị bắt cóc 33 năm trước.
Trước khi tìm lại được con trai, vợ chồng Nhiễm Lệ chưa ngừng tìm kiếm ngày nào, dù có lúc họ muốn buông xuôi. Con trai mất tích, Nhiễm nghỉ việc, thơ thẩn khắp các bến tàu 💎xe trong thành phố và một số tỉnh lân cận. Người mẹ cũng tham gia các chương trình truyền hình tìm kiếm người thân nhiều năm qua nhưng không có kết quả. Nhiều lúc hai vợ chồng an ủi nhau, nếu con trai✅ vẫn được sống khỏe mạnh, dù không nhận ra bố mẹ thì đó cũng điều là may mắn.
"Nếu con hౠạnh phúc thì chúng tôi đứn❀g từ xa nhìn cũng được", người phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.
Sáng 12/5, tại sở công an thành phố Uy Hải, khi Trần Lư♓ợng bước vào, Nhiễm Lệ cùng chồng đã ôm chặt lấy con trai mất tích hơn 30 năm. Do quá kích động, người mẹ ngất xỉu, một lúc sau mới tỉnh lại. "Để có được cái ôm này, chúng tôi đã chờ đợi suốt 33 năm", cô vừa nói vừa khóc. Trần Lượng sau ngày gặp gỡ đã quyết định về sống cùng bố mẹ đẻ của mình.
Vy Trang (Theo ynet)