ꦚTại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần IV (VFTE 2022), ông Lê Ngọc Châu - Giám đốc phát triển kinh doanh của MediaTek Việt Nam cho biết, doanh nghiệp mới vào Việt Nam trong vài năm gần đây và đặt mục tiêu giúp công ty Việt Nam làm ra những sản phẩm Make in Viet Nam.
ꦏTheo ông, MediaTek hiện đứng thứ 4 thế giới về thiết kế IC. Tuy nhiên, công ty không sản xuất IC. Thay vào đó, họ làm việc với đối tác để sản xuất cho mình. Công ty đồng thời đứng thứ 7 thế giới về doanh thu trong ngành bán dẫn.
ꦑCông ty là nhà cung cấp chipset cho thiết bị điện thoại lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2021 của MediaTek đạt mức 17,6 tỷ đô và tăng trưởng lên hơn 20 tỷ vào năm 2022, bất chấp chiến tranh, dịch bệnh.
ꦫVới nguồn lực đó, MediaTek sẵn sàng giúp các doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra thị trường quốc tế.
🍷Thực tế, tại Việt Nam, MediaTek đã cùng với nhiều doanh nghiệp Việt ra nhiều sản phẩm nổi bật, đơn cử như máy tính bảng trong chương trình "Sóng và máy tính cho em" đang sử dụng chipset của đơn vị. Công ty cũng là nhà cung cấp lớn nhất mảng cố định băng rộng cho các nhà đơn vị viễn thông như FPT, Viettel, VNPT.
🃏Trong lĩnh vực automotive, công ty làm việc với Vingroup trong các linh phụ kiện ôtô. Bên cạnh đó, MediaTek cũng đồng hành cùng nhiều sản phẩm Make in Viet Nam khác như tablet, những sản phẩm công tơ điện tử, đồng hồ đo nước điện tử, hay thiết bị giải trí gia đình, những kết nối không dây, có dây.
𒁏"Trước những ưu thế trên, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, chúng tôi vào thị trường Việt Nam và sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra sản phẩm như thế nào", ông nói và đưa ra ví dụ. Với VNPT Technology, Viettel, đơn vị đã cung cấp các thiết bị viễn thông cho mạng viễn thông của Việt Nam; hợp tác với Bkav hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các thiết bị cung cấp ra thị trường, hay làm việc với các công ty smarthome khác.
෴Ông cho biết thêm, để doanh nghiệp Việt sử dụng sản phẩm của MediaTek và có thể bán ra thị trường quốc tế, công ty không chỉ tạo ra chip, bán chip và hỗ trợ khách hàng bán ra thị trường quốc tế.
꧙Công ty có hơn 50 văn phòng trên thế giới với hơn 17.000 nhân viên tham gia vào sứ mệnh đó. Vì vậy, MediaTek sẽ làm việc với đối tác là các công ty lớn trong khu vực như Google, Amazon, Sony, Samsung, Oppo và nhiều nhà cung cấp phần cứng, phần mềm để giúp khách hàng tham gia vào cộng đồng đó. Từ đó, đôi bên có thể tạo ra đc sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất.
♏"Sau đó, chúng tôi sẽ giúp khách hàng bán sản phẩm đó ra thị trường quốc tế", ông khẳng định.
💝Ngoài ra, sau quá trình làm việc với doanh nghiệp Việt Nam, cũng như làm việc với các bộ phận tại các văn phòng quốc tế, ông Ngọc Châu nhận thấy có nhiều cơ hội cho sản phẩm viễn thông, smarthome của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế, đặc biệt là Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Campuchia và Peru.
❀Tại sự kiện, ông Lê Phạm Ngọc Châu cũng chia sẻ về những năng lực doanh nghiệp việt cần chú trọng để đưa ra sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế. Theo ông, năng lực của các doanh nghiệp Việt đến thời điểm này khá tốt, đặc biệt "người Việt có cái rất hay đó là cái gì cũng muốn tự làm". Tuy nhiên, điều này cũng có hai mặt trái chiều.
🦩Ưu điểm là sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, tuy nhiên, những doanh nghiệp nhỏ sẽ phải rất kiên trì mới có thể thành công. Người lại, các đơn vị không thể ôm đồm và làm tốt tất cả các khâu.
ಞThực tế, MediaTek đã làm việc cùng hai đối tác lớn và nhận thấy tình trạng này. Thời gian, cả hai đều muốn tự làm từ A đến Z, từ chip đến sản phẩm cuối cùng, thậm chí bán hàng. "Tôi đã phải rất gay gắt với ban lãnh đạo của MediaTek về việc họ làm chip không được nhưng làm với đối tác của MediaTek thì làm được", ông nói.
𝔍Sau đó, MediaTek đã cam kết với hai đối tác, nếu hợp tác, công ty sẽ hỗ trợ họ giới thiệu các đối tác phù hợp để tạo ra sản phẩm cuối cùng chất lượng, giá thành phù hợp, bán hàng thành công.
🧸"Kết quả, sau khi kết hợp, họ đã đưa được sản phẩm ra thị trường quốc tế", ông Ngọc Châu cho biết.
🌳Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là chương trình thường niên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Ở năm thứ tư, VFTE 2022 hướng tới thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột - Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Điểm nhấn của diễn đàn là lễ trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2022. Giải thưởng năm nay gồm các hạng mục: Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số và Sản phẩm số tiềm năng.
Nhật Lệ
♏Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2022 có sự đồng hành của Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPT, FPT, MoMo, OCB, MobiFone, Điện Quang, MediaTek, Misa, Sun Electronics...