Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33, có hiệu lực từ hôm nay, về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản. Hai nút thắt chính của thị trường là vướng mắc pháp lý và nghẽn dòng tiền (tí꧙n dụng, vốn trái phiếu doanh nghiệp) được tháo gỡ. Cụ thể, về vốn, doanh nghiệp bất động sản khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ.
Các dự án đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt, như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công n🥃ghiệp, du lịch cũng được tạo điều kiện vay vốn.
Ngoài ra, các dự án bất ꧙động sản có đủ điều kiện pháp lý, khả năng tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch trả nợ cũng sẽ được tạo điều kiện tiếp cận tín dụng. Tro🌸ng đó sẽ ưu tiên cho vay với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và các loại hình bất động sản phục vụ sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội. "Dòng vốn sẽ tập trung cho các dự án, phương án vay khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn", Nghị quyết của Chính phủ nêu.
Cౠhính phủ yêu cầu các ngân hàng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng từng dự án và phân khúc bất động sản (nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, bất động sản công nghiệp, du lịch, văn phòng) để điều chỉnh điều kiện vay, mà không đánh đồng chính sách với các dự án rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản. Các ngân hàng thương mại có biện pháp giảm lãi suất c♍ho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.
Về trái phiếu, ꦐhuy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán vẫn được tiến♕ hành, song cơ quan quản lý sẽ đưa ra biện pháp kiểm soát.
Tương tự, nhà chức trách cũng sẽ có biện pháp kiểm soát các hoạt đꦛộng phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp, ngân hàng liên quan tới bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao để tránh thao túng, đầu cơ, thổi giá. Tuy nhiên, Chính phủ lưu ý các biện pháp kiểm soát không được cản trở doanh nghiệp đủ năng lực, hiệu quả kinh doanh tốt có thể huy động vốn để phục hồi, phát triển.
Các địa phương rà soát, lập danh mục🔥 dự án nhà ở, bất động sản; lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm, hàng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường.
Về phía các doanh nghiệp, Chính phủ lưu ý họ cần cơ cấu lại giá, sản phẩm phù hợp nhu cầu thực của thị trường 🀅và ưu tiên nguồn lực thanh toán nợ, nhất là nợ trái phiếu.
Chính phủ đưa ra mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, phân khúc đang thiếu hụt trên thị trường, để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của 🎃từng đối tư꧂ợng người dân về nhà ở.
Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đ൲ổi) tháo gỡ toàn diện khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà ở, Chính phủ cho biết sẽ xây dựng, trình Quốc hội xem xét, ban hành một nghị quyết riêng về thí điểm chính sách ph𒀰át triển nhà ở xã hội.
Theo đó, nghị quyết riêng này sẽ tháo gỡ những vướng mắc lớn về quy hoạch, bố trí quỹ đất, giao đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;ಞ lựa chọn nhà đầu tư, ưu đãi chủ đầu tư làm nhà ở xã hội. Chính sách riêng này cũng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn về xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và đối tượng, điề🅰u kiện được hưởng chính sách.
Để có vốn hỗ trợ phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn góp của 4 ngân൲ hàng Agribank, BIDV, VietcomBank và VietinBank, cho chủ đầu tư, người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.
Mức lãi suất൲ gói tín dụng này sẽ thấp hơn 1,5-2% lãi suất vay trung dàꦐi hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trong từng thời kỳ. Nguồn vốn của gói tín dụng này có thể lớn hơn nếu có sự tham gia của các ngân hàng thương mại khác.