Nhiều lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội đang đứng trư💯ớc nguy cơ v🐽à thách thức do tác động của cách mạng công nghệ 4.0. Những cảnh báo về sự biến mất của một số ngành nghề, cũng như sự xâm lấn của các nghề mới lên các mô hình truyền thống không còn là viễn cảnh xa vời.
Mong muốn đứng ngoài làn sóng thay đổi này dườn꧙g như rất khó khăn. Một số quốc gia phát triển đã nhanh chóng thay đổi chiến lược, chủ động dấn thân, tiếp cận và trở thành những đầu tàu vận hành “cuộc chơi mới”.
Trongꦛ bối cảnh đó, vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý rất quan trọng. Bởi nếu tụt hậu trong cuộc cách mạng này, sẽ khó để vươn lên và bắt kịp với các quốc gia khác.
Các chuyên gia thuộc AVSE Global, một mạng lưới kết nối và chia sẻ tri thức uy tín của người Việt trên toàn thế giới vì sự tiến bộ của Việt Nam đã đưa ra🐻 các đề xuất để thúc đẩy doanh nghiệp trước cách mạng công nghệ 4.0.
Theo kỹ sư, thạc sĩ về Công nghệ thông tin và Quản lý tại Pháp, ông Phạm Trường Thi, thuộc AVSE Global, cơ quan quản lý cần tiên phong trong vấn đề này. Khi kiến tạo môi trường giꦿáo dục và kinh doanh lành mạnh, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp mới có thể cùng tận dụng nguồn lực để đầu tư vào con người và xu hướng mới.
Cũng theo ông Thi đề xuất, có thể xây dựng mô hình vườn ươm khởi nghiệp trong trường đại học hoặc trung tâm nghiên cứu công nghệ trong doanh nghi🎐ệp. Những mô hình này có sự tự chủ về mặt tài chínꦅh và trách nhiệm liên quan, để đưa ra kết quả nghiên cứu khả quan.
Công nghệ thay đổi nhanh chóng và sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới đòi hỏi cơ quan quản lý lắng nghe thị trường trong nước và ngoài nước một cách tích cực. Điều này sẽ giúp cho việc kịp thời cập nhật chính sách quản lý theo hướn🌸g có lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Việc thành lập một tổ tư vấn về công nghệ số là cần thiết. Tổ sẽ chuyên theo dõi và cập nhật những xu hướng về c🥃ông nghệ số mới nhất, từ đó đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách và ứng dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam.
"Chính phủ cũng có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể để kêu gọi người dân và doanh nghiệp cù༺ng chung sức thực hiện. Ví dụ như tạo ra robot chơi cờ có trí tuệ nhân tạo, có thể đánh th♔ắng kỳ thủ cờ vua số một Việt Nam Lê Quang Liêm vào năm 2020", ông Thi chia sẻ.
Cùng quan điểm với ông Thi, theo các chuyên🥀 gia AVSE Global, việc giải quyết bài toán đặt ra trước nền kinh tế số bằng công cụ hành chính, chính sách cần cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.
Về ngắn hạn, cần đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt cho người dân cũng như nguồn thu thuế từ các hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước. Về dài hạn, chính sách đưa ra cần thúc đẩy việc đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh♎ tế của mô hình truyền thống và tạo điều kiện phát triển, đổi mới sáng tạo cho những doanh nghiệp khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Bằng cách đó, doanh nghiệp mới có đủ tính cạnh tranh khi nền kinh tế Việt Nam tham gia ngày càng bình đẳng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Những kiến thức về nền kinh tế số hóa, cuộc cách mạng 4.0, startup và câu chuyện của các quốc gia khởi nghiệp sáng tạo là kiến thức trang bị cần thiết cho doanh nghiệp khi bước vào cuộc chơi mới. Những đi💛ều này sẽ được các chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam chia sẻ trong Diễn đàn kinh tế số Việt Nam (Vietnam Digital Economic Forum - VDEF 2018) được tổ cꦉhức từ ngày 16 - 17/1/2018 tại TP HCM.
VDEF 2018 được tổ chức bởi Hội các chuyên gia và nhà khoa học toàn cầu (AVSE Global), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Pháp và là mạng lưới kết nối và chia sẻ tri thức uy tín của người Việt và người nước ngoài trên toàn thế giới vì sự tiến bộ của Việt Nam.
Chi tiết sự kiện và đăng ký tham dự:
Y Vân