Theo ghi nhận của VnExpress, gần đây, một số công ty bắt đầu chi lương theo ngày để giúp nhân viên chủ động chi phí sinh hoạt hơn tꦛrong giai đoạn khó khăn hiện nay. Thay vì chờ đến cuối tháng, các doanh nghiệp như Gỗ Trường Thành, GS25, Annam Gourmet, LanChi Mart, TWEDU, An Ninh Toàn Cầu ... cho phép người lao động được nhận lương đã làm qua ứng dụng điện thoại khi có nhu cầu.
Theo lãnh đạo Gỗ Trường Thành, giải pháp này giúp người lao động gඣiảm các áp lực tài chính trong tình hình hiện tại, từ đó cải thiện tình trạng thiếu tập trung và k🐭hích lệ tinh thần mỗi ngày đi làm, giảm tỷ lệ vắng mặt và tăng cường kết nối với công ty.
Một số doanh nghiệp khác cho rằng chi lương theo ngày sẽ giúp người lao động ổn định tâm♛ lý trước những nguy cơ như bị phong toả, nhiễm bệnh hoặc phải xo𓄧ay xở để lo bữa cơm hàng ngày mùa dịch.
Hình thức chi lương theo ngày này đã khá phổ biến trên thế giới, nhưng mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm ngoái. Theo báo cáo của KPMG cho thấy, hàng loạt doanh nghiệp áp dụng hình thức chi lương linh hoạt (EWA) để giúp người🦄 lao động nhận lương hàng ngày, chủ động tài chính và thêm gắn kết với doanh nghiệp. Những chính sách này đã chứng minh hiệu quả khi số lượng lao động xin nghỉ giảm hẳn.
Thực tế thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân viên do các biện pháp phong toả, cách 🐓lyꦗ hay người lao động xin nghỉ để về quê.
Theo báo cáo của Navigos Group, 60% người lao động thể hiện sự quan tâm về lương, phúc lợi của doanh nghiệp. Điều này cho thấy những khó khăn về tài chính mà người lao động phải đối mặt khi dịch ngày càng căng thẳng và có những diễn biến bất ngờ khiến họ ꦫkhông thể chuẩn bị trước. Vì vậy, phúc lợi là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng, thực hiện bằng nhiều hình thức khá🌠c nhau để hỗ trợ, níu chân người lao động, cũng như chuẩn bị nguồn lực cho việc phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch.
Ngoài chi lương theo ngày, tại TP HCM, nh♑iều doanh nghiệp còn tặng thực phẩm cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu mùa dịch. Pencil Group, một nhóm công ty truyền thông tặng nhân viên 6 kg rau củ mỗi tuần cho đến khi hết giãn cách. Một công ty truyền thông khác là Isobar cũng tặng một "box rau củ" 10 kg cho nhân viên. Morico - một chuỗi nhà hàng phong cách Nhật Bản gửi 100 gói thực phẩm gồm gạo, mì, cá, gia vị, thức uống... cho nhân viên.
Tương tự, Bliss, ඣmột nhà sản xuất kem vốn dùng nhiều nguyên liệu trái cây tươi nên có mối quan hệ thân thiết với các nhà vườn. Duy trì hoạt động theo hình thức "3 tại chỗ", công ty này ngoài hỗ trợ thêm một phần💛 chi phí sinh hoạt còn quyết định thu mua thêm rau của nhà vườn để nấu ăn cho nhân viên và cả gia đình của họ.
Cùng với tặng rau củ, chuỗi cửa hàng bán lẻ mẹ và bé Con Cưng còn hỗ trợ trực tiếp 1,9 tỷ đồng bằng tiền mặt cho nhân vi✱ên để đảm bảo đời sống. Đầu tháng này, công ty Chuyển phát nhanh J&T Express cũng thông báo gây quỹ 3 tỷ đồng để hỗ trợ nhân viên gặp k✅hó khăn do tác động của dịch bệnh.
Anh Tú