Năm 2013 sắp kết thúc, ngoài nhữnꦍg bộཧn bề cho câu chuyện quyết toán cuối năm, chia thưởng, các chủ doanh nghiệp cũng đang đau đáu với định hướng kinh doanh và mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2014. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, sức mua yếu, đa phần vẫn tỏ ra thận trọng.
"Môi trường kinh doanh chưa cho phép chúng tôi có♔ một chiến lược dài hạn vì chưa thể biết được lạm phát có ổn định hay không, nới đầu tư ra sao", ông Lê Chí Phúc - Tổng Giám đốc SGI Capital cho biết.
Điều tra🤪 700 doanh nghiệp trên toàn quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết doanh nghiệp dự cảm sản xuất kinh d🌼oanh chưa thực sự thoát khỏi vùng đáy. Theo đó, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm năm 2014 ước tính âm 2 điểm, phản ánh tình hình vẫn đang xấu. Những yếu tố gây trở ngại cho năm tới là hàng tồn kho, sức mua của thị trường trong nước, khả năng huy động vốn, bà Đoàn Thị Quyên - Viện phát triển doanh nghiệp VCCI nhận định.
Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, tâm lý phꦿòng thủ cũng đặt ở mức cao. 9 tháng đầu năm Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí (Mã CK: PVC) mới lãi 82,3 tỷ đồng, chưa bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái và sẽ là thách thức để công ty đạt mục tiêu 147 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. HĐQT PVC đã phải trình𝔉 cổ đông thông qua điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 5 năm (2011 - 2015).
Nền kinh ♋tế vẫn đang ở vùng đáy và phải cần đến 2-3 năm nữa mới có thể phục hồi hoàn toàn, tức năm 2014 còn khó khăn. Nếu chúng ta tiếp tục thực h✤iện chính sách sai, cấu trúc nền kinh tế không thay đổi, những vấn đề về nợ xấu chưa được giải quyết rõ ràng thì quá trình này sẽ còn kéo dài. Ông Quách Mạnh Hào - Ủy viên HĐQT Công ty Chứng khoán MBS |
Sản lượng sản xuất của PVC theo đó 🧸sẽ giảm hơn 60%, giá trị đầu tư giảm mạnh từ hơn 3.000 tỷ đồng xuống còn gần 480 tỷ đồng, riêng năm 2014 còn khoảng 60 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với mức trung bình ba năm qua. Chỉ tiêu doanh thu và lợiꦿ nhuận giai đoạn 5 năm nay cũng giảm, kéo theo kế hoạch của năm 2014 còn 3.500 tỷ đồng và 149 tỷ đồng.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, Công ty Cổ phần Nông dược HAI (Mã CK: HAI) cho biết trong năm tài chính 2014 (từ 1/10/2013 - 30/9/2014) chỉ đặt mục tiêu 850 tỷ đồng doanh thu và 45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với mức thực hiện năm 2013 khoảng 3-7% sau khi đã trải qua một năm chỉ hoàn thành hơn 90% kế hoạch lợi nhuận do tình hình kinh tế trong nước vẫn 𓆏gặp nhiều khó khăn, GDP tăng cao hơn năm ngoái nhưng vẫn là mức tăng trưởng dưới tiềm năng.
Lĩnh vực xây dựn🌳g - bất động sản cũng không thoát khỏi vòng xoáy suy giảm kinh tế khi các chỉ tiêu năm 2014 cũng dè dặt hơn. Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng kỹ thuật (Mã CK: IJC) sau một năm 2013 hoàn thành khoảng 70% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thì sang năm 2014, HĐQT chỉ đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 187 tỷ đồng, giảm 13% so với kế hoạch năm 2013. Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã CK: D2D) cũng lên mục tiêu 55 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thấp hơn mức 60,5 tỷ đồng kế hoạch năm 2013.
Việc các doanh nghi🐲ệp sẽ thận trọng hơn trong năm tới cũng đã được phát tín hiệu trước đó, khi gần cuối nă💞m nhiều đơn vị phải gấp rút điều chỉnh kế hoạch để mong hoàn thành chỉ tiêu.
Chỉ còn nửa tháng là kết thúc năm, HĐQT Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh (Mã CK: TRC) xin cổ đông giảm một phần tư kế hoạch lợi nhuận sau🌄 thuế, từ gần 257 tỷ đồng xuống còn 197,5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận từ cao su giảm tới 45% do dự báo giá thành giảm. Sát lễ Giáng sinh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (Mã CK: CTG) cũng cho biết đại hội đồng cổ đông đã thông qua giảm kế hoạch lợi nhuận trước thuế từ 8.600 tỷ đồng xuống 7.500 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức giảm từ 12% còn 10%.
Những động thái trên cho thấy doanh nghiệp "chưa tin lắm" về sự phục hồi của thị trường hay cũng không chắc chắn về khả𝐆 năng "đã thoát đáy" của kinh tế Việt Nam. "Giới doanh nghiệp sống bằng kỳ vọng và niềm tin. Tôi tin là như thế thì tôi mới làm, kỳ vọng ra sao thì mới quyết định như vậy. Nếu các cơ quan chức năng và môi trường đầu tư không đáp ứng được kỳ vọng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và hiệu ứng kinh doanh xấu đi", ông Hàn Mạnh Tiến - Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận định.
Ông lấy ví dụ, từ năm 2011 đến nay Chính ph🌠ủ đã chỉ đạo giảm lãi suất để doanh nghiệp có thể vay vốn, nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được tín dụng ngân ജhàng. "Ba năm rồi năm nào doanh nghiệp cũng hy vọng vay được vốn nhưng đều thất vọng, ảnh hưởng đến lòng tin vào chính sách và điều hành, từ đó tác động lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp", ông Tiến bày tỏ.
Phương Linh