Đây là những ý kiến do bà Nguyễn Thị Phương - Phó tổng giám đốc thường trực VinCommerce (công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan), nêu ra t🌊rong hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề diễn ra ngày 8/8. Nhiều giải pháp, sáng kiến đã được đề xuất với kỳ vọng vượt qua khó khăn đại dịch, phục hồi sản xuất, không đứt gãy chuỗi cung ứng.
Lập vùng đệm quanh nhà máy
Qua thực tế triển khai, VinCommerce nhận thấy biện pháp "3 tại chỗ" là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn. Nếu áp dụng dài hạn, khi có p💯hát sinh nguồn lây bệnh, phương án này sẽ tạo thành ổ lây nhiễm lớn, dẫn tới nhà máy không còn khả năng tiếp tục vận hành sản xuất.
"Nếu xuất hiện ổ lây nhiễm, nhà máy đó khó có thể hoạt động trở lại nhanh chóng do phần lớn lực lượng lao động là F0, F1 phải điều trị 🅘hoặc cách ly, gây thiếu hụt lực lượng nhân công lập tức", bà Nguyễn Thị Phương chi𒆙a sẻ.
Do vậy, đại diện VinCommerce đề xuất lập "vùng đệm" xung quanh nhà máy. Vùng đệm này có thể là các trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu... ở gần nhà máy. Tại ♋đây, lao động vừa có thể ă💯n nghỉ, giãn cách và thực hiện tốt các quy định về phòng tránh dịch bệnh. Bà Phương cho biết, theo thống kê hiện nay, đa số F0, F1 có thể phục hồi sức khỏe và quay trở lại làm việc từ sau 3-4 tuần. Vì vậy cần có giải pháp để cung cấp nguồn nhân lực bị thiếu hụt trong thời gian ngắn bằng nguồn dự bị như lực lượng thanh niên xung phong hay lao động từ các tỉnh thành khác.
Hiện có khoảng 30% trong tổng số 40.000 lao động của tập đoàn Massan đã tiêm vaccine phòng dịch. Do vậy, đơn vị mong đẩy mạnh quá trình tiêm vaccine cho người lao động và thân nhân của họ trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu vực ꦚlàm việc nguy cơ cao. Việc tiêm vaccine vừa là cách phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa là biện pháp tinh thần cho nhân viên bán hàng siêu thị, công nhân và gia đ🌸ình trước nỗi lo và gánh nặng dịch bệnh. Đồng thời điều này giảm nguy cơ đứt gãy khả năng cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu tại các tập đoàn sản xuất, kinh doanh nhu yếu phẩm như Masan.
Ngoài ra, với giải pháp tự điều trị tại nhà với F0 không triệu chứng, Tập đoàn M💧asan đề xuất Bộ Y tế và chính quyền địa phương hỗ trợ bác sĩ hoặc ch꧑uyên gia y tế phụ trách từng cụm nhà máy trong khu công nghiệp, khu chế xuất để tư vấn, kiểm soát phương án phòng dịch. Qua đó, đơn vị có thể xử lý chính xác sự cố khi phát sinh F0, điều trị kịp thời các trường hợp lây nhiễm nhưng không có triệu chứng hay nhẹ, cách ly hoàn toàn ngay trong nhà máy hoặc các "vùng đệm" như đề xuất.
Hỗ trợ cho lưu thông hàng hóa
Theo bà Phương, Masan là một trong số ít tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng, phân ph🐽ối và bản lẻ các loꦜại hàng hóa thiết yếu.
Quy mô của tập đoàn hiện có hơn 40.000 cán bộ công nhân viên, trên 30 nhà máy thực phẩm, trang trại chăn nuôi, trồng trọt lớn tại hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Hệ thống phân phối, bán lẻ hàng hóa thực phẩm thiết yếu gồm hơn 2.500 siêu thị và cửa hàng bán lẻ VinMart, VinMart+, chiếm hơn 30% thị phần bán lẻ hiện đại của cả nước. Ngoài ra, Tập đoàn còn có trê🌳n 200.000 điểm bán lẻ truyền thống hàng hóa thiết yếu.
Để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng, đại diện Masan đề ng🐓hị không đồng𝄹 loạt đóng cửa các nhà máy, kho hàng, đồng thời rút ngắn nhất có thể thời gian đóng cửa nhà máy, tổng kho, điểm bán hàng hóa thiết yếu. Bà cũng bày tỏ mong muốn nhận hỗ trợ tập đoàn trong việc khử trùng, làm sạch nhà máy nếu phát sinh nguồn lây lan.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng thực hiện sự điều phối trực tiếp của Chính phủ trong việc cung ứng các loại hàng hóa, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân t🤪rong các vùng dịch bệnh bị phong tỏa", bà Phương khẳng định.
Nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa sản xuất vừa chống dịch, Tập đoàn Masan mong sớm triển khai biện pháp hỗ trợ linh hoạt hơn để đảm bảo việc sản xuất, lưu thông, phâ🌃n phối, bán lẻ thực phẩm và hàng hóa thiết yếu không bị đứt gãy, phục 🥂vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Thiên Minh