Họ là các doanh nghiệp có số lao động lênꦕ tới 13.300 công nhân, gồm: Công ty cổ phần May Tiền Tiến, Công ty Tex-Giang, Công ty cổ phần May Phương Đông, Công ty cổ phần May 🧸Việt Tân, Công ty cổ phần May Việt Khánh, Công ty cổ phần Việt Long Hưng và Công ty May Công Tiến.
Trong đơn kêu cứu gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Tiền Giang và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 7 doanh nghiệp dệt may này 𓃲đề nghị được quan tâm, "có giải pháp cứu giúp doanh nghiệp". Họ mong muốn được ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động với tổng cộng 26.600 liều (mũi 1 và 2).
Ngoài r🌳a, các doanh nghiệp cũng mong muốn được mua vaccine để tiêm cho người lao động, sớm đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng và phục hồi sản xuất.
Kiến nghị của các doanh nghiệp dệt may ở Tiền Giang đưa ra trong bối cảnh họ đang trên bờ vực phá sản do phải dừng sản xuất từ giữa tháng 7. Số ít doanh nghiệp bố trí🦄 được sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" thì cũng chỉ duy trì được tớ😼i 5/8.
Với diễn biến dịch tại Tiền Giang hiện giờ, các doanh nghiệp cho biết, họ chưa biết đến ngày nào được mở, sản xuất trở lại. Điওều này đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, khách hàng và cả người lao độn🔯g.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết các khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay (thay vì bằng đường biển) với những hợp đồng đã ký. Đơn hàng dệt may bán theo mùa, đối tác không thể tiếp tục chờ đợi chúng ♕tôi trong vô vọng", đại diện các doanh nghiệp cho biết.
Hiện là thời điểm phát t🌼riển mẫu cho mùa may mặc, thời trang năm sau nhưng các doanh nghiệp không thực hiện được. Tức là, năm sau họ sẽ không có đơn hàng để duy trì hoạt động. "Để lấy được 1 đơn, chúng tôi phải đầu tư và phát triển mẫu trước ít nhất 6 tháng và phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, nếu để lỡ mùa thì sẽ mất luôn khách và thị trường", các doanh nghiệp cho biết.
Một số doanh nghiệp đã được đối tác thông báo, nếu đến ngày 20/9 không mౠở cửa trở lại, họ đành chuyển đơn hàng sang thị trường khác. Như vậy, doanh nghiệp dệt may sẽ mất luôn khách hàng, không còn đơn hàng cho mùa cuối năm 2021 và 2022.
Trong khi đó, doanh nghiệp đã m♍ua hết nguyên vật liệu sản xuất với chi phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng; vẫn phải trả chi phí thuê nhà xưởng, lãi suất ngân hàng... trong thời gian dừng sản xuất vì dịch.
Tác động về phía người lao động cũng không hề nhỏ, khi họ chủ yếu đang sống dựa vào đồng lương hàng tháng. "Người lao động không có thu nhập, đến mùa tựu trường 💖không thể lo được sách vở, dụng cụ học tập cho con. Chúng tôi thắt lòng khi nghĩ đến điều này nhưng bất lực vì không còn khả năng chi trả hay hỗ trợ lương ngừng việc cho họ", lãnh đạo 7 doanh nghiệp dệt may ở Tiền Giang viết trong đơn kêu cứu.
Khó khăn là vậy nhưng đ🧸ến nay người lao động, công nhân doanh nghiệp may mặc vẫn chưa được tiêm vaccine.
Mong muốn đ🐼ược hỗ trợ vaccine tiêm cho lao động sản xuất lĩnh vực đông lao động như dệt may, 🐈da giày... đã được các hiệp hội kiến nghị, gửi Thủ tướng từ tháng 5.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress thực hiện đầu tháng 8 cũng cho thấy, vaccine và giải 🍬pháp 🦩đảm bảo chuỗi cung ứng thông suốt là những kiến nghị được các doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhất lúc này để duy trì sản xuất, không bị mất khách hàng.
Dệt may, da giày gặp khó khăn, gián đoạn và đứt gãy sản xuất vì dịch bệnh đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 8. Theo HSBC, hai ngàn💜h này là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tháng 8 giảm 5,4% so với cùng kỳ 2020.
Việt Nam cũng nằm trong nhóm quốc gia sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Mùa mua sắm cuối năm đang tới gần, HSBC cho rằng, những đợt gián đoạn cung ứng nặng nề có thể tác động mạnh đến người tiêu dùng tại Mỹ, chỉ riêng nước này đã chiếm gần một nửa lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn, thương hiệu൲ Adidas đang gặp khó khăn trong sản xuất do Việt Nam chiếm gần 30% sản lượng toàn cầu của họ.
Anh Minh