💛 Những khó khăn bủa vây khi hồ sơ dự án bị "ngâm" được các nhà phát triển địa ốc phản ánh tại hội nghị gặp gỡ giữa 100 doanh nghiệp với UBND TP HCM ngày 10/4. Hội nghị do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.
🐓 Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai - bà Nguyễn Thị Như Loan - trần tình, công ty đang có 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn với tổng quỹ đất 150 ha. Đây chủ yếu là đất nông nghiệp, công ty tự đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, không có nguồn gốc đất công. Trong đó, có một dự án quy mô 3.000 m2, đã được thành phố thuận chủ trương đầu tư từ tháng 10/2017 và đã trình Sở Xây dựng duyệt quy hoạch 1/500, xem như gần về đích.
😼 Bà Loan nhẩm tính dự án này có thể giúp công ty kiếm vài trăm tỷ đồng trang trải các chi phí, trả tiền lương cho nhân viên trong 1-2 năm và chờ đợi qua đợt cao điểm rà soát pháp lý các dự án bất động sản. Thế nhưng đến khi trình lên UBND TP HCM để chấp thuận đầu tư, hồ sơ bị rà soát. Doanh nghiệp sau đó phải quay lại khâu đầu tiên là làm thủ tục duyệt quy hoạch 1/2000.
ꦫ Từ tháng 12/2018 đến nay, Sở chưa trình hồ sơ dự án này lên UBND TP HCM vì họ thắc mắc đất giao cho doanh nghiệp từ năm 2005 có vướng vào đất công hay không, bà Loan kể. Doanh nghiệp phải đến Sở Tài chính hỏi nguồn gốc đất thì nhận được câu trả lời "quá nhiều hồ sơ sau 14 năm, trải qua 3 đời giám đốc nên không thể tìm hiểu ngay được". Cơ quan này đề nghị muốn nhanh thì doanh nghiệp tự tìm hồ sơ.
ꩵ Khi công ty xác định lai lịch khu đất từ năm 2005 không vướng vào đất công, Sở Quy hoạch Kiến trúc vẫn yêu cầu phải có văn bản chính thức từ Sở Tài chính thì mới chấp thuận. "Hồ sơ đi lòng vòng, đến tay các sở nhưng họ quan ngại, sợ sai, ngâm đó không quyết. Cuối cùng chỉ có doanh nghiệp khổ", bà Loan thở dài.
🎶 Cũng nếm mùi chờ đợi mòn mỏi, ông Nguyễn Văn Đực, đại diện Công ty địa ốc Xanh kể, một dự án của công ty ông phải mất 18 tháng mới xong một thủ tục duyệt đóng bổ sung tiền sử dụng đất. Trong đó hồ sơ mất 4 tháng nằm ở Sở Tài chính, mất thêm 14 tháng ngâm tại Sở Tài nguyên Môi trường. "Với tiến độ thủ tục hành chính liên quan đến đất đai kéo dài như hiện nay, chẳng còn doanh nghiệp nào mặn mà làm nhà giá rẻ vì chi phí chờ đợi quá lớn", ông Đực bức xúc.
💎 Chủ tịch Công ty Nam Long Nguyễn Xuân Quang nhận định, các dự án đang bị ngưng trệ vì thủ tục hành chính kéo dài. Hệ quả là tiến độ thực hiện dự án chậm trễ, làm thiếu hụt hàng hóa, đẩy giá thành sản phẩm lên cao. "Điều đáng lưu ý là các doanh nghiệp đang rời khỏi TP HCM và di chuyển về những tỉnh thành lân cận hoặc xa hơn", ông Quang cho hay.
ಌ Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland Bùi Xuân Huy đánh giá, tiến độ triển khai thủ tục pháp lý các dự án tại TP HCM quá chậm đã làm mất đi cơ hội vàng của thành phố trước sự ngấp nghé của nhà đầu tư nước ngoài. Điều đáng lưu ý là chính khối ngoại hiện nay cũng bắt đầu lo ngại rủi ro tài chính khi hồ sơ thủ tục đất đai tại TP HCM ngày càng kéo dài.
🤡 Lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM thừa nhận những bức xúc của doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay là chính đáng và bức xúc lớn nhất là thủ tục. Các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến tiền sử dụng đất, vướng cổ phần hóa hoặc thuộc sở hữu nhà nước hiện nay thành phố cũng kiến nghị trung ương và chờ hướng dẫn. Tương tự, lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM cũng giải trình thời gian qua Sở phải xem xét hồ sơ dự án của doanh nghiệp khá lâu vì quá trình thanh tra đòi hỏi phải rà soát.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến xin nhận trách nhiệm trước những bức xúc của doanh nghiệp vì những hạn chế thủ tục pháp lý. 🎀Ông tin rằng hơn 100 doanh nghiệp dự họp chỉ mới thể hiện một phần nhỏ những bức xúc, vướng mắc toàn thị trường.
🌟 Ông Tuyến thừa nhận, thành phố chia sẻ với doanh nghiệp bất động sản những khó khăn hết sức cụ thể như thủ tục kéo dài phát sinh lãi suất ngân hàng, áp lực từ khách hàng, đối tác, trong đó có cả đối tác nước ngoài. Song mọi khó khăn chậm trễ đều có nguyên nhân. Thành phố thống nhất với Thanh tra Chính phủ sai đâu sửa ở đó, những sai phạm phải xử lý từ gốc.
♏ "Mong các sở ngành an tâm làm việc, thụ lý và xử lý hồ sơ dựa trên cơ sở pháp lý, đừng vì nghi ngờ, suy đoán mà gây ách tắc, thiệt hại cho doanh nghiệp", ông Tuyến nhấn mạnh.
𒀰 Lắng nghe bức xúc của doanh nghiệp bất động sản, Bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đề nghị nên vẽ lại sơ đồ quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, để người dân và doanh nghiệp biết đường đi của hồ sơ và điểm tập kết cuối cùng. Cần có thời gian tối đa giải quyết hồ sơ, kể cả trường hợp ngoại lệ và phải công bố công khai việc này.
𒁏 Ông Nhân chỉ đạo, trong phạm vi ngành, các giám đốc sở phải biết cách xoay sở và tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp. Không thể để tình trạng nhân viên cấp dưới vì không biết xử lý hồ sơ thế nào nên ngâm hồ sơ để đó, dẫn đến gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
🐻 Bí thư Thành ủy TP HCM khẳng định, chưa lúc nào thời cơ kinh doanh bất động sản của thành phố lớn như bây giờ. TP HCM có 38% nhà kiên cố, nhà bán kiên cố chiếm tới 60%. Như vậy đây là một thị trường nhà ở khổng lồ. "Cơ hội kinh doanh bất động sản tại TP HCM vô cùng lớn nên doanh nghiệp đừng bi quan. Ngắn hạn có khó khăn một chút nhưng dài hạn vẫn đầy tiềm năng", ông Nhân nói.
Vũ Lê