TP HCM áp dụng quy định "ai ở đâu, ở yên 🎐đấy" từ 23/8, trong đó vẫn cho doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" và "hai địa điểm, một cung đường" được sản🐻 xuất. Tuy nhiên, TP HCM yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy đi đường mới do công an thành phố hoặc Sở Công Thương TP HCM cấp khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang bối rối và gặp khó trước quy định này.
Chia sẻ với VnExpress, lãnh đạo doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Apple cho biết, công ty ông đang thực hiện "3 tại chỗ" và "hai địa điểm, một cung đường" nhưng giờ chưa hoàn tất được giấy đi đường mới nên nhân viên khô𝓀ng thể ra ngoài làm thủ tục xuất nhập khẩu hay giao nhận linh kiện phục vụ sản xuất.
"Từ hôm qua tới sáng nay, các chốt đồng loạt yêu cầu giấy có mã QR do công an cấp mới cho qua", lãnh đạo doanh nghiệp trên nói và cho biết, sau khi hỏi cơ quan chức năng, doanh nghiệp đã làm hồ sơ đăꦯng ký nhưng nhà chức trách cho biết chỉ giải quyết cho cán bộ làm xuất nhập khẩu, tối đa 10% danh sách công nhân viên. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó vì có nơi cần nhiều nh🌟ân viên để giao dịch và trông coi hàng hoá.
"Mỗi ngày doanh nghiệp có hàng trăm lô hàng, nếu chỉ cho 2 nhân viên được ra ngoài xử lý công việc thì rất bất cập. Chúng tôi có nguy cơ đền hợp đồng cho đối tác vài chục triệu USD với sự bất cập này, nên rất mong chính quyền 🍷thành phố xem xét", lãnh đạo doanh nghiệp làm linh kiện cho Apple đề xuất.
Ông cũng cho biết, hiện việc xin cấp C/O form D (hàng xuất sang các nước ASEAN) đã thực hiện theo quy trình điện tử, còn thủ tục xin cấp C/O sang các thị trường khác vẫn phải thực hiện bản giấy. Theo đó, thủ tục khai hồ sơ xin cấp C/O xuất khẩu được doanh nghiệp khai báo điện tử trên trang web của Bộ Công Thương, Phòng Thưꦬơng mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhưng sau đó doanh nghiệp vẫn buộc phải làm thủ tục trực tiếp tại các cơ quan có thẩm quyền.
"Doanh nghiệp đã áp dụng cꦬác thủ tục online nhưng cơ quan chức năng vẫn yêu cầu b☂ản giấy nên để hoàn thiện thủ tục, doanh nghiệp buộc phải xin được giấy đi đường", ông nói thêm.
T𝐆ương tự, nhóm doanh nghiệp thép ở TP HCM cũng đang gặp khó trong vấn đề giấy đi đường. Ông Nguyễn Thanh Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tôn Đông Á cho biết, hôm qua các doanh nghiệp vừa xin xong giấy đi đường từ phía Sở Công Thương thì TP HCM ra quy định mới bắt phải có giấy đi đường do công an thành phố cấp. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng sang cơ quan công an để được hướng dẫn nhưng vẫn chưa có phản hồi nhanh cho doanh nghiệp.
"Hôm qua tới nay, toàn bộ hoạt động giao nhận, làm thủ tục, chứng từ gửi cảng, VCCI và ngân hàng của doanh nghiệp đều bị ngưng, hàng hoá ra cảng kẹt cứng. Nếu tiếp tục chậm trễ, doanh nghiệp thép có thể bị huỷ tàu và bị phạt", ông Trung nói v꧋à cho rằng, ả🌸nh hưởng của dịch Covid-19 khiến các đơn vị vận chuyển giảm hoạt động nên các hãng tàu đang rất khắt khe.
"Doanh nghiệp tôi đã làm thủ tục gửi lên cơ quan công an để xin giấy đi đường cho 10 nhân viên. Đây là nhóm người sẽ ra đường để làm thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá gửi tới VCCI, cảng và ngân hàng", ông nói và mong chính quyền nhanh chóng hỗ trợ để doඣanh nghiệp được hoạt động suôn sẻ.
Ngoài ra, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA) và một số doanh nghiệp khác mới đây cũng gửi công văn lên UBND TP HCM mong được hỗ trợ các vướng mắc để hoàn tất thủ tục xin cấp giấy đi đường.
Cụ thể, theo quy định, Sở Công Thương có thẩm quyền cấp phép cho nhân viên liên quan đến xuất nhập khẩu, song yêu cầu doanh nghiệp phải xuấ🙈t trình được hồ sơ xuất nhập khẩu trong thời gian giãn cách từ ngày 23/8 đến𝓡 6/9.
Hiệp hội cho rằng quy định khung thời gian như🅘 vậy chưa hợp lý khi doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động tối đa 50% công suất, nê▨n có thể dẫn tới lệch khỏi thời gian giãn cách nêu trên...
VCOSA đề nghị cần được cấp giấy đi đường sớm bấ𝐆t kể thời hạn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu không rơi vào thời gജian giãn cách từ 23/8 đến 6/9. Ngoài ra, nên xem xét giao cho Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP HCM (HEPZA) cấp...
Là đơn vị quản lý, Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM vừa 𒀰gửi đề xuất lên UBND thành phố và Ban Phòng chống Covid-19 đề nghị c💎ơ quan Nhà nước giao cho HEPZA và Ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) được cấp phép giấy đi đường cho 2 nhóm đối tượng.
Thứ nhất là nhóm thuộc mã số 12 là những người nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế; nhân viên sản xuất thực phẩm (bánh mì, bún, hủ tiếu...), suất ăn công nghiệp... đang được chỉ định Uỷ ban nhân dân các quận huyện cấp giấy. Nhóm thứ hai là thuộc mã ♉số 3d là nhân viên làm việc liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá do Sở Công Thương TP HCM cấp.
HBA lý giải, việc đưa ra đề nghị trên vì việc cấp giấy đi đ♑ường cho 2 nhóm này đang gặp khó do ách tắc. Với nhóm thuộc Sở Công Thương cấp giấy thì Sở này cho biết chỉ cung cấp cho nhóm nằm trong hệ thống Logictics nên doanh nghiệp đang 'rối như tơ'.
Trước những khó khăn của nhiều nhóm doanh nghiệp, Sở Côngꦐ Thương vừa gửi công văn tới UBND Thành phố Thủ Đức và các quận huyện về phân công cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất từ 23/8-6/9 trê🌱n địa bàn thành phố.
Theo đó, Sở cho biết, các doanh nghiệp sản xuất ♋vừa cung ứng hàng hóa nội địa vừa trực tiếp xuất nhập khẩu là đối tượng thuộc nhóm ngành phục vụ sản xuất. Do đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo phương thức "3 tại chỗ" hay "một cung đường hai điểm đến", Sở Công Thương đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện xem xét cấp giấy đi đường cho người lao động của các doanh nghiệp sản xuất kể cả doanh nghiệp thương mại cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất trên địa bàn.
"Sở Công Thương chỉ cung cấp các giấy đi đường cho nhân viê♎n các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa", Sở nhấn mạnh.
Tuy nhiên, hôm nay (24/8), Công an TP HCM tiếp tục có thông báo hướng dẫn thực hiện kiểm soát người được phép lưu ꧋thông trên đường. Cụ thể, từ 0h ngày 25/8, tất cả người trong 17 nhóm được phép di chuyển phải có giấy đi đường mẫu mới do Phòng PC08 hoặc công an quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị 𝓰trấn cấp.
Sở, ngành sẽ là đầu mối tổng hợp số lượng người (được phép di chuyển) tại các đơn vị, cơ quan trực thuộc rồi gửi cho Công an TP HCM cấp giấy, cụ thể là Phòng PC08 và công an quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn. Theo trưởng Phòng PC08, giấy đi đường phải sử dụng 🅘đúng mục đích, hoạt động trong nội thành, sử dụng đúng công việc, hạn chế việc di chuyển tránh phát sinh lây lan dịch bệnh.
Trước đó, ngày 23/8, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình đã ký văn bản điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lư⛦u thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Trong đó, nhóm đối tượng được phép lưu thông gồm cán bộ y tế; người dân đi tiêm vaccine có tin nhắn báo lịch; nhân viên giao hàng thực phẩm... Ngoài ra, với nhân viên giao hàng bằng phương tiện vận tải của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn thuộc các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo phương thức "3 tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến" trong khu 🦋chế xuất, khu công nghiệp.
Thi Hà