Tại buổi đối thoại giữa cơ quan thuế, hải quan với hơn🌠 500 doanh nghiệp phía Bắc ngày 30/10, một lần nữa doanh nghiệp lꦿại kêu cứu trước nguy cơ bị truy thu hàng tỷ đồng mà nguyên nhân chủ yếu do hướng dẫn không rõ ràng cơ quan thuế.
Theo bà Trần Thị Minh Tâm - Phó Tổng giám đốc Công ty Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng, năm 2005 c🍃ông ty này chuyển từ mô hình công ty nhà nước sang cổ phần (Nhà nước nắm 51% vốn, đại diện là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC), đến 2010 Nhà nước thoái toàn bộ vốn.
"Chúng tôi được Cục Thuế Hải Phòng hướng dẫn xin miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sau cổ phần hóa năm 2005, 2006 và giảm 50% thuế năm 2007 và 2008. Nhưng đến tháng 11/2011, Cục Thuế Hải Ph꧑òng thanh tra, phát hiện giai đoạn từ 2ℱ006 đến 2010, công ty không thuộc đối tượng miễn giảm thuế sau cổ phần hóa", bà Tâm chia sẻ. Việc không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi khiến công ty phải chịu án treo trên đầu là truy thu và phạt khoảng một tỷ đồng, trong khi phần lợi nhuận các năm đã dùng để trả cổ tức, bao gồm phần chia cho SCIC.
Công ty đã làm công vă🐈n hỏi Cục Thuế Hải Phòng, Bộ Tài chính, Cục Tài chính doanh nghiệp và mới đây đã nhận được văn bản trả lời của Cục Tài chính cho rằng "doanh nghiệp thuộc đối tượng được miễn giảm thu⛦ế".
Tuy nhiên, Cục Thuế Hải Phòng lại cho rằng trả l📖ời của Cục Tài chính như vậy là không đúng. Sự không thống nhất giữa các cơ quan trong chính Bộ Tài chính khiến công ty của bà Tâm đến naﷺy luôn phải đối mặt với khoản truy thu tiền tỷ mà không biết lúc nào sẽ phải mất, cộng với khoản lãi suất chậm nộp 0,05% một ngày cho quãng "dài dằng dặc".
Không chỉ doanh nghiệp của bà Tâm, trước đó, nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng phản ánh do sựღ không thống nhất giữa các văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế khiến doanh nghiệp bị kết tội kê khai sai, chậm nộp thuế. Số tiền truy thu và phạt lên tới hàng tỷ đồng.
"Công ty có thể bị phá sản do không có nguồn để nộp thuế thu nhập bị truy thu của năm 2009-2010 do đơn vị đã chia cổ tức của hai năm này (bao gồm cả số thuế được miễn giảm)", đại diện Công ty Cổ phần Sông Đà 909 (Mã CK: S99) phản ánh đơn sau khi có nguy cơ bị truy thu gần 5 tỷ đồng.
Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do bà Tâm lãnh đạo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn Bản cho biết sẽ trực tiếp nghe và trả lời bằng văn b♑ản với trường hợp này, đồng thời có ý kiến nghiêm khắc với Cục thuế Hải Phòng. "Chúng tôi sẽ cố gắng có văn bản trả lời trước 10/11/2013", Thứ trưởng nói.
Cũng theo vị này, tính đến hết tháng 9/2013, số doanh nghiệp kinh doanh không có lãi chiếm tới 66%, giảm nhẹ so với cuối năm 2012. Việc doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thua lỗ vẫn quá lớn dù Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, giã🙈n, miễn giảm thuế trong suốt m𝔍ột năm qua.
Tuy nhiên, Thứ trưởng🐼 khẳng định chính sách giãn, miễn giảm thuế không phải nguyên nhân chính khiến ngân sách thất thu. Ông dẫn số liệu mới đây nhất cho hay, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 17% so với cùng kỳ, khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 30% còn khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng khoảng 98%. "Nếu nguyên nhân là do giãn, miễn, giảm thuế thì sẽ không có những con số tăng trưởng 17%, 30% như trên", ông Tuấn nhận xét.
Ngoài việc miễn giảm thuế, một trong những biện pháp 🌱tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế hải quan. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đa số doanh nghiệp ghi nhận quá trình cải cách thủ tục hành chính thời gian qua có những cải tiến, nhưng một số đơn vị vẫn cho rằng hồ sơ, thủ tục quá rườm rà và cần có lộ trình cải cách.
Trong lĩnh vực thuế, những ý kiến bất bình chủ yếu liên quan đến mã 💟số thuế do có nhiều mặt hàng khó xác định. Nhiều ý kiến cũng đánh giá thủ tục hải quan "tương đối khó thực hiện". 69% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan truyền thống vẫn mất hơn 30 phút để nhận được phản hồi về số tờ khai và hướng dẫn làm tiếp thủ tục. Hình thức hải quan điện tử tỏ ra nhiều ưu thế hơn khi tỷ lệ này chỉ là 39% (áp dụng cho doanh nghiệp thực hiện mở tờ khai trong giờ hành chính).
Về thủ tục kiểm tra sau thông quan, 52% doanh nghiệp cho rằng hoạtꦏ động kiểm tra sau tại trụ sở cơ quan hải quan gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp, nếu kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 46%.
Phương Linh