Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư cho phép ngân hàng cơ cấu lại hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, hỗ🌳 trợ khách hàng khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, ngân hàng thương mại được cơ 🅺cấu lại thời hạn trả nợ🐻 với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản vay, dựa trên đề nghị của khách hàng. Tuy nhiên, việc cơ cấu nợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau.
Thứ nhất, chỉ những khoản nợ phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trước ngày Thông tư có hiệu lực, mới thuộc diện được cơ cấu. Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả gốc/lãi phải phát sinh từ ngày Thông tư c𓂃ó hiệu lực đến cuối năm 2023.
Ngân hàng ಌsẽ chỉ cơ cấu nợ cho khách hàng được đánh giá có khả năng trả nợ đúng hạn, nhưng hiện doanh thu hoặc thu nhập sụt giảm do khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Khách hàng này sau khi cơ cấu nợ được ngân hàng đánh giá là còn khả năng trả đầy đủ.
Thời gian cơ cấu lại nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của k♎hách hàng, không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu hạn. Việc cơ cấu nợ chỉ được thực hiện đến hết 31/12/2023.
Các khách hàng được cơ cấu lại hạn trả cũng sẽ đ⛦ược giữ nguyên nhóm nợ (không nhảy nhóm nợ).
Về phía các ngân hàng, họ sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ cơ cấu theo lộ trình. Ngân hàng Nhà nước đưa ra hai phương án, hoặc nhà băng sẽ phải trích lập đầy đủ ng𒆙ay khi cơ cấu nợ, hoặc trích lập đủ 100% số tiền dự phòng vào cuối 2024.
Chính sách cơ cấu nợ từng được ban hành trong giai đoạn caܫo điểm của dịch Covid-19 và kết thúc cuối tháng 6/2022. Nếu Thông tư lần này được thông qua, đây là lần thứ hai trong 3 năm Ngân hàng Nhà nước cho phép giữ nguyên nhóm nợ với một số khách vay.
Theo đánh giá của giới ngân hàng, doanh nghi𝔍ệp thậm chí đang khó khăn hơn cả giai đoạn dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp cho biết đang phải cầm cự hoạt động trong bối cảnh lực cầu giảm. Bên cạnh đó, nhóm bất động sản cũng đang gặp khó khăn rất lớn khi mắc kẹt về dòng tiền. Trong bối cảnh nền k💙inh tế hết sức khó khăn, việc tái khởi động chính sách giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước là điều nên làm.