Góp ý dự thảo Nghị định về biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi, Hiệp hội phân bón Việt Nam ꦏkiến nghị áp thuế xuất khẩu 0% với phân bón ure và supe lân, thay vì mức 5% hiệ🦄n hành. Nguyên nhân, theo hiệp hội này, năng lực sản xuất trong nước đang dư thừa so với nhu cầu.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam cần 1,7-2 triệu tấn, thấp hơn 23-35% mức sản xuất của 4 nhà máy Đạm Phú Mỹ, Cà Mau, Hà Bắc và Ninh Bình. Tức là, sản xuất trong nước đang dư thừa, b𒅌uộc doanh nghiệp phải xuất khẩu để duy trì công suất.
Tuy nhiên, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng mức thuế xuất khẩu 5% hiện tại làm giảm cơ hội, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế cao cũng hạ năng lực cạnh tranh của sản phẩm ure Việt Nam so với các nước trong khu vực, thế giới. Chẳng hạn, mặt hàng này đang chịu cạnh tranh bởi sản 💝phẩm từ Indonesia, Malaysia, Brunei - nơi không chịu thuế 5% như Việt Nam.
Còn nhu cầu sản phẩm supe lân sản xuất trong nước được sử dụng trực tiếp và để sản xuất NPK lần lượt là 500.000 tấn và 600.000 tấn một năm. Mặt hàng này cũng dư th🦋ừa hàng triệu tấn mỗi năm, khi sả💖n xuất của 4 nhà máy đạt khoảng 1,5-1,6 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Phân bón, việc xuất khẩu phân supe lân cần đưꦰợc khuyến khích để tăng giá🏅 trị sản phẩm, tạo việc làm cho lao động, thu ngoại tệ, nộp thuế.
Ngoài ra, hiệp hội này và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng đề nghị áp thuế xuất khẩu 0% với mặt hàng kali sulph💃ate (K2SO4, tên thương mại SOP), để khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất mặt hàng mới này.
Phản hồi các đề xuất trên, Bộ Tài chính bác đề xuất giảm thuế này, và cho biết🐻 tiếp tục trình Chính phủ giữ nguyên mứ𓄧c 5% với phân bón ure, supe lân. Mức thuế 0% được đề xuất với phân NPK, DAP. Quan điểm này nhận được thống nhất từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Thay vào đó, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ bỏ quy định áp thuế xuất khẩu theo giá trị tài nguyên khoáng✤ sản cộng với chi phí năng lượng. Việc này nhằm tránh phát sinh chi phí theo dõi kê khai, kiểm tra chứng từ sổ sách.