Ông Phạm Ngọc Minh - Tổng giám đốc Hãng hàng không Quốc gia VN (Vietnam Airlines): "Thách thức của Vietnam Airlines là chính mình".
Tôi cho rằng năm 2010, chúng ta có nhiều cơ hội tốt khi kinh tế thế giới và Việt Nam đang có nhiều khởi sắc. Tất nhiên, tôi luôn c🌊ho rằng, cơ hội và thách th🍨ức bao giờ cũng đi liền với nhau. Trong thách thức hay nguy cơ ta đều có nguy và có cơ, và ngược lại bên cạnh cơ hội cũng sẽ có những thách thức.
Trước những cơ hội mới trong năm 2010, Vietnam Ai🌜rlines sẽ tiếp tục kiên đ𝓰ịnh các mục tiêu phát triển dài hạn, đảm bảo tăng trưởng bền vững và để sớm trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 trong khu vực. Trước mắt chúng tôi có nhiều chương trình, đề án cụ thể để hiện thực hóa mục tiêu này như: phát triển đội tàu bay, phát triển hạ tầng cơ sở bảo dưỡng sửa chữa, hoàn thiện mạng bay, nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách, phát triển nguồn nhân lực, công cộng hóa vận tải hàng không nội địa thông qua chương trình đa dạng hóa giá vé...
Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh. Ảnh: L.H.D. |
Về những thách thức, tôi cho rằng điều quan trọng là làm sao để vượt qua chính mình. Tôi nói vậy là vì để tăng trưởng bền vững thì việc củng cố nội lực là đặc biệt quan trọng. Trong marketing hiện đại, các biện pháp đúng hôm nay không hẳn đã đúng cho ngày mai. Những cách làm tại thời khủng hoảng không thể áp dụng tràn lan, thiếu suy xét. Nếu lạc quan thái quá, quá chú trọng vào cơ hội tăng trưởng kinh tế để ồ ạt mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến sự phát triển “nóng” và vượt qua khả năng nội tại của hệ thống là điều cần phải tránh. Chúng tôi đang lựa chọn kế hoạch kinh doanh tối ưu nhất, vừa ꦡđảm bảo các mục tiêu vượt lên đối thủ cạnh tranh, vừa đảm bảo sự ổn định của hệ thống thông qua thông điệp “phát huy nội lực”.
Rất nhiều khách hàng, công chúng và các vị lãnh đạo mong muốn, thời cơ đến Vietnam Airlines phải phát triển mở rộng ngay mạng đường bay, tăng tần suất, chúng tôi thấu hiểu và chia sẻ với những kỳ vọng đó. Nhưng trước sứ mệnh của đất nước trao cho Hãng Hàng không Quốc gia, tôi cho rằng trước hết phải đảm bảo an toàn bay, qua đó đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của đồng bào, cán bộ cũng như cộng đồng doanh nhân cả nước, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Chính phủ giao và phục vụ sự phát triඣển của đất nước là điều quan trọng nhất.
Khi chúng tôi công bố lãi năm 2008 nhiều người đã không tin. Năm 2009, kiểm toán vào làm việc và xác định số lãi của chúng tôi lớn hơn. Còn bí quyết làm thế nào để có lãi ngay trong lúc ngành hàng không toàn thế giới và Việt Nam thua lỗ trong năm 2009 vừa qua tôi xin phép được giữ như một bí quyết kinh doanh riêng. Tuy nhiên, tôi chỉ tiết lộ một chút đó là năm 2009, chúng tôi đã thực hiện việc tái cơ cấu tổ chức Tổng công ty, mở rộng quy mô, tăng sản lượng nhưng duy trì kiểm soát tổng định biên lao động của năm 2007. Đề án tái cấu trúc được chúng tôi xây dựng kỹ càng và có lộ trình triển khai chi tiết. Nhờ đó chỉ với định biên lao động của năm 2007, trong năm 2009 chúng tôi đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doan🐠h và tăng sản lượng 20% so với năm 2007. Nôm na có thể hiểu rằng chúng tôi đã tăng năng suất lao động trong Tổng công ty lên tương ứng là 20%".
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT - Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: An Nhơn.
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Hoàng Anh Gia Lai:
"Chúng tôi luôn chuẩn bị cho mình các kịch bản xấu nhất".Nhận định rằng kinh tế năm 2010 đã le lói tín hiệu vui, trong Hoàng Anh Gia Lai đã thống nhất kế hoạch lợi nhuận trước thuế tối thiểu 2.700 tỷ đồng. Tiếp tục phát huy thế mạnh hiện có về bất động sản, trồng cây cao su, khoáng sản và thủy điện, đưa vào khai thác mỏ sắt tại Lào và Campuchia. Hai thủy điện 43 MW đi vào hoạt động và cho lợi nhuận, tiếp tục xây dựng 4 thủy điện đã khởi công và cố gắng hoàn thành năm 2011. Lĩnh vực quan trọng nhất của chúng tôi là tiếp tục chuẩn bị đất, vật tư để trồng mới 12.000 ha cao su. Đây là lĩnh vực quan trọn nhất trong tương lai 50.000 ha tại Lào, Campuchia và Việt Nam, vùng tꦫam giác phát triển 3 nước.
Năm 2010, chúng tôi tiếp tục khởi công 3 dự án bất động sản tương đương với 1.500-2.000 căn hộ. Trong đó có dự án văn phòng cho thuê Kinh Tẻ gồm hai tòa tháp cao 40 tầng với 120.000 m2 sàn và 2.000 chỗ đậu xe hơi, dự án căn hộ Phú Hoàng Anh giai đoạn 2 và dự án căn hộ Hoàng Anh Incomex; đầu tư thiết bị tuyển quặng để khai tha📖́c các mỏ sắt đã được cấp tại Campuchia (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn) và Lào (trữ lượng khoảng 20 triệu tấn); đẩy mạnh xây dựng dự án thủy điện Bá Thước ở Thanh Hóa (công suất 140MW), khởi công dự án Nậm Kông ở Lào (công suất 100MW), Đăk Srông 3B ở Gia Lai (19,5MW) và Ngọc Tem ở Kontum (18MW)...
Rút kinh nghiệm năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, cuối năm 2009♛ Hoàng Anh Gia Lai đã chuẩn bị một lượng tiền mặt rất lớn, khoảng 1.800 tỷ đồng, sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đây được coi là biện pháp phòng ngừa trong tình huống mất thanh khoản, ngân hàng không cho vay. Kinh nghiệm của tôi là một công ty lớn đến mấy mà không dành tiề💯n mặt, không có tiền dự trữ thì dẫn dễ bị thương khi gặp biến cố. Cuối năm 2009, chúng tôi tồn khoảng 1.800 tỷ đồng, sẵn sàng phòng thủ cho năm 2010. Do vậy, nếu 2010 có xảy ra khủng hoảng tiếp, tôi vẫn tự tin sẽ đứng vững, vượt qua được.
Triển vọng năm 2010, chꦫúng tôi rất yên tâm. Chúng tôi luôn chuẩn bị các kịch bản từ tốt nhất cho tới xấu nhất để đối phó với các tình huống. Chẳng hạn năm 2010 tình hình diễn ra vẫn như thế, chúng tôi vẫn chuẩn bị được. Kinh nghiệm gói gọn cái làm trước, làm sau, xem xét cái phức tạp, dài hơi꧟ đầu tư tràn lan thì nên hạn chế. Phải chuẩn bị lượng tiền mặt lớn, dồi dào để vượt qua. Khó khăn là ngân hàng không cho vay, không chuẩn bị nguồn tiền, dự án chuẩn bị không cẩn thận. Chúng tôi trải qua được 2 năm, sống trong bão lũ quen rồi nên không sợ.
Phùng Việt Thắng, Phó tổng giám đốc FPT Information System: "Thách thức vẫn còn nhiều"
Ông Phùng Việt Thắng. Ảnh: pcworld |
Tôi cho rằng, sau cuộc suy thoái kinh tế vừa qua, các doanh nghiệp nước ngoài thường có xu hướng sử dụng các dịch vụ out-sourcing (thuê làm bên ngoài) để tối ưu hóa😼 chi phí sản xuất. Tôi cho rằng đây là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta không chỉ có tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm, xuất khẩu nhân lực mà cần chú trọng đến cả việc xuất khẩu dịch vụ.
Bên cạnh những thuận lợi thì thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn là nguồn nhân lực. Chúng ta muốn toà🔥n cầu hóa thì nhân lực cũng phải mang tính toàn cầu. Đây là một bài toán không dễ giải trong điều kiện hiện nay.
Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vincom: "Khó khăn và thuận lợi luôn song hành"
Năm 2010, kinh tế Việt Nam được nhận định tỷ lệ lạm phát sẽ cao hơn dự báo và động thái thắt chặt tín dụng sẽ làm việc huy động vốn càng khó khăn, do đó, bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít thách thức mới. Tôi cho rằng doanh nghiệp cần biết cách huy động từ mọi nguồn vốn sau đó lựa chọn dự án, kế hoạch kinh doanh khả thi, sớm mang lại dòng tiền để tăng trưởng.
Đối với Vincom, chúng tôi đang sẵn sàng đón chờ nhiều dự án bất động sản lớn đi vào hoạt động từ giữa năm 2010 với các hạng mục như văn phòng cao cấp cho thuê, khu căn hộ cao cấp, khách sạn, trung tâm thương mại. Ngay trong các tháng đầu năm 2010, Vincom đã khởi công khu đô thị cao cấp như Royal City tại Hà Nội. Đồng thời, tại TP HCM, tòa nhà Vincom Center dự kiến khai trương 30/4 cũng đang triển khai đảm bảo tiến độ.
Ông Lê Khắc Hiệp. Ảnh do nhân vật cung cấp. |
Tôi cho rằng trong điều kiện khó khăn hay thuận lợi thì vẫn luôn song hành 2 yếu tố: Cơ hội và rủi ro. Điều mà các doanh nghiệp như chúng tôi cần lưu ý chính là phải biết nhìn nhận thị trường một cách khách quan để có thể đánh giá được đâu là thời cơ để đầu tư và đâu là điểm dừng; lúc nào có thể mạo hiểm và lúc nào không nên. Và điều quan trọng nhất là phải biết đánh giá đúng khả năng của mình, đầu tư thật tập trung vào những dự án có tính đột phá, tránh dàn trải.
Năm mới là một thời khắc quan trọng. Với tôi, tới thời điểm này, tôi thường dành thời gian để nhìn nhận những điều đã làm được, chưa làm được và còn gì thiếu sót. Ước mơ thì có rất nhiều và như mọi người, điều tôi mong muốn nhất chính là sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình mình. Nếu có thể, tôi cũng mong muốn trong năm tới mưa thuận gió hòa để đồng bào ta không gặp phải những thiệt hại do thiên tai tàn phá như đã từng xảy ra trong năm vừa qua.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ Công chúng và Đối ngoại hệ thống siêu thị BigC: "Nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu vui".
Tôi cho rằng tín hiệu vui nhất của doanh nghiệp vào đầu năm 2010 là kinh tế Việt Nam cũng như thế giới đã có dấu hiệu khởi sắc. Các chỉ số tăng trưởng khả quan của Việt Nam trong năm 2009 là yếu tố tạo niềm tin cho doanh nghiệp và 2010 sẽ là cơ hội cho họ mạnh dạn đầu tư và phát triển. Tuy nhiên thách thức đặt ra, đó là khả năng xoay chuyển các cơ hội thành sự phát triển thật sự. Cạnh tranh sẽ nhiều hơn và thách thức lớn nhất, đó là làm sao để hàng hóa và dịch vụ c👍ủa mình vẫn luôn là sự lựa chọn của khách hàng.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang. Ảnh do nhân vật cung cấp. |
Năm 2009 đánh dấu những nỗ lực của siêu thị Big C nhằm duy trì sức mua của người tiêu dùng, thể hiện qua nhiều dự án mang tính sáng tạo, đổi mới cao trong chiến lược kinh doanh, dịch vụ khách hàng… Năm 2010 mở đầu với một thách thức lớn: làm sao để làm tốt hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của người tiêu dùng trong thời gian qua. Năm 2010, Big C sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược “Big C, giá rẻ cho mọi nhà” bằng những chương trình kinh doanh với qui mô lớn hơn, giảm giá nhiều hơn và mở rộng cho nhiều mặt hàng hơn, trong đó hàng Việt sẽ đóng vai trò chủ đạo. Mục ⛄tiêu này cũng đòi hỏi Big C phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nhà cung cấp Việt Nam để triển khai những dự án hướng đến sự phát triển lâu dài của sản phẩm nội địa.
Bên cạnh đó, một thách thức khác không kém phần quan trọng là đẩy mạnh kết hợp cùng nhà cung cấp và các cơ quan chức năng để kiểm soát chất lượng cho các sản phẩm đầu vào, đồng thời phát triển các nhóm sản phẩm hướng đến 💦sức khỏe như rau sạch, thịt sạch. Dịch vụ cũng là hướng phấn đấu của Big C trong năm 2010 cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ tại điểm bán đối với các dịch vụ truyền thống như thu ngân, giao hàng miễn phí, xe buýt miễn phí, bán hàng trả góp… đồng thời phát triển các dịch vụ khách hàng mới.
Tôi cho r🎃ằng, bài học lớn nhất mà Big C có được trong thời g🐲ian qua, đó cơ hội luôn ở xung quanh ta, ngay cả vào những thời điểm khó khăn nhất. Điều quan trọng, đó là sự kiên định, ý chí, nỗ lực cố gắng để lựa chọn những hướng đi đúng đắn nhằm xoay chuyển khó khăn thành cơ hội.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Công ty may Sài Gòn 3: "Triển vọng ngành dệt may năm 2010 sẽ khả quan và nhiều hy vọng hơn năm 2009".
Đầu năm ngoái, doanh nghiệp trong ngành khổ sở khi chưa có năm nào đơn hàng lại sụt giảm mạnh như vậy, ước hơn 30%. Song, tín hiệu khởi sắc le lói từ quý II/2009 và lộ diện rõ trong các tháng còn lại đã tạo bước khởi đầu tốt cho ngành dệt may năm 2010. Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng chạy hết công 🐓suất trong quý I, thậm chí nhiều đơn vị có kế hoạch cho cả quý II. Kết quả, doanh nghiệp có cơ hội gia tăng doanh thu, lợi nhuận, còn người lao động có công ăn việc làm, chứ không bấp bênh không biết lúc nào bị cho ng🎉hỉ việc như năm ngoái.
Có thể nói 2010 hứa hẹn một năm kinh doanh đầy triển vọng của dệt may khi hội tụ các yếu tố "thiên thời, địa lợi". Tuy nhiên, ở khía cạnh nguồn nhân lực, đây là thách thức không nhỏ, là nỗi lo của doanh nghiệp sau Tết không biết lấy đâu ra công nhân để kịp tiến độ các đơn hàng. Bởi chíꦰnh hoạt động khó khăn của năm ngoái khiến nhiều nơi mạnh tay 🍬cắt giảm nhân sự, đẩy lao động về quê kiếm sống. Và khi thị trường dệt may "tỉnh" trở lại, bài toán lao động lại khó khăn hơn bao giờ hết.
Để giải quyết tình trạng này, nhiều doanh nghiệp cũng như Hiệp hội may thêu phải chủ động kết nối với phòng lao động quận huyện, trung tâm giới thiệu việc làm để nhanh chóng "trám" vào những vị trí còn thiếu. Đây cũng là bài học kღinh nghiệm mà theo tôi không bao giờ mới nhưng cũng không phải doanh nghiệp nào cũng ngộ ra.
Phó tổng giám đốc Bibica Phạm Văn Thiện: "Hứa hẹn năm kinh doanh sôi động".
Ngoài nỗi lo chi phí đầu vào, giá cả tăng trong năm 2010, các doanh nghiệp cũng cân nhắc cắt giảm chi phí, bởi những khoản hỗ trợ lãi suất ngắn hạn không còn du༒y trì sang năm nay. Hơn nữa, năm ngoái Bibica có dự trữ sẵn lượng đường khi giá ở mức thấp nên không bị "hẫng chân" khi đường lên cơn sốt, nhưng năm nay không được như vậy. Giá đường biến động thất thường và đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua khiến doa♕nh nghiệp ngành bánh kẹo đau đầu với bài toán giá cả.
Tuy nhiên, những gì đạt được trong hai tháng đầu năm nay hứa hẹn mùa kinh doanh sôi động của ngành bánh kẹo trong năm 2010. Xu hướng dùng hàng nội cũng như chương trình "Người Việt dùng hàꩵng Việt" giúp các doanh nghiệp trong nước lấy lại vị thế so với các năm. Hiện tại, Bibica, Kinh Đô đã vượt kế hoạch kinh doanh Tết khoảng 10% và tăng khoảng 30% so với Tết năm ngoái.
Ngoà♕i việc "nghiên cứu" lại giá cả bánh kẹo, các doanh nghiệp trong ngành cũng c𒆙ho biết sẽ chú trọng chất lượng sản phẩm, mẫu mã bắt mắt, tạo thêm nhiều dòng sản phẩm đặc trưng để bước vào cuộc cạnh tranh trong năm Canh Dần.
Nhóm phóng viên