Trong số các công ty đã chuyển một phần hoạt động khỏi Trung Quốc trong 3 năm qua, hoặc đan𝔍g cân nhắc làm vậy, lý do phổ biến nhất là chi phí nhân công tăng. Dù vậy, khoảng 10% số này cũng cho biết nguyên nhân là "thách thức về chính sách".
🌺 Điểm đến phổ biến của các công ty này là các nước đang phát triển khác tại châu Á và Bắc Mỹ. Một số công ty Mỹ luôn phải chịu sức ép từ quê nhà, khi bị chỉ trích đang mang việc làm trong nước ra ꦫnước ngoài. Vì vậy, họ đã quay về Mỹ những năm gần đây, do giá nhân công ổn định và sự bùng nổ năng lượng giúp tiết kiệm chi phí.
Trong các công ty được khảo sát, 45% cho biết doanh thu năm ngoái bằng hoặc giảm so với năm trước đó. Còn về ♐lợi nhuận, chỉ 64% cho biết có lãi - tỷ🥃 lệ thấp nhất 5 năm qua.
Theo AFP, vốn đầu tư nước ngoài là yếu tố chính giúp Trung Quốc chuyển mình trong vài thập kỷ gần đây, biến họ thành công xưởng của thế giới, và là nước có hoạt động xuất nhập khẩu sôi động nhất. Tuy nhiên, tăng trưởng t൲ại đây đang ♔dần chậm lại.
Nước này đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ châu Á về giá nhân công. Khảo sát thường niên của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho൩ biết hơn ba phần tư doanh nghiệp (77%) cảm thấy "ít được chào đón" tại quốc gia này năm ngoá🌟i.
Tỷ lệ này tăng đáng kể so với chỉ 47% năm 2014. Thời gian gần đây, Trung Quốc cũng thực hiện hàng loạt cuộc điều tra độc quyền trên diện rộng nhắm vào các công ty nướ♍c ngoài. Một số đã phải trả nhiều khoản phạt khổng lồ cho giới chức sở tại.
"Một s🐬ố chính sách đang được cân nhắc, hoặc đã có hiệu lực, đang khiến Trung Quốc đi sai đường", Lester Ross - Phó chủ tịch Phòng thương mại Mỹ cho biết.
Hôm qua, Trung Quốc công bố GDP năm ngoái chỉ tăng 6,9% - chậm nhất từ năm 1990. Nền kinh tế này cũng đang đối mặt với hàng loạt🤪 thách thức, từ dư thừa sản xuất công nghiệp, bất động sản trì trệ đến thị trường chứng khoán biến động.
Hà Thu