Tại buổi đối thoại giữa Cục Thuế TP HCM và doanh nghiệp n🧸gày 20/3, đại diện Công ty dệt may Thắng Lợi kêu cứu về số tiền truy thu thuế mặt bằng quá lớn, vượt khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Vị đạiജ diện này cho biết, công ty đóng trên địa bàn quận Tân Phú, được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước năm 2006 nhưng do thủ tục về đất đai gặp nhiều vướng mắt nên đến tháng 6/2010 mới được UBND TP HCM cho thuê đất theo Quyết định 2050. Đến tháng 10/2012, công ty được phê duyệt giá thuê đất sau khi đã trải qua các thủ tục thẩm định theo gܫiá thị trường.
Dệt may Thắng Lợi kêu cứu. Ảnh: PV |
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Thắng Lợi, sau khi nhận được quyết định trên, nhận thấy giá thuê đất còn quá cao, vượt khℱả năng🌊 của doanh nghiệp, công ty đã làm công văn gửi Cục thuế TP HCM xin được giảm theo quyết định 2093 của Thủ tướng ban hành năm 2011 và Nghị quyết số 13 năm 2012. Thế nhưng, Cục thuế đã gửi công văn trả lời "Thắng Lợi không thuộc đối tượng ưu đãi".
Chính vì vậy, chi cục thuế quận Tân Phú đã truy thu số tiền thuê đất từ tháng 6/2010 đến nay là 52 tỷ đồng và bắt công ty phải nộp dứt điểm trong khoảng thời gian từ ngày 2/11/2012 đến hết năm 2012. "Hàng năm công ty chỉ lãi 10 tỷ đồng. Cơ quan thuế yêu c🌺ầu trong khoảng thời ꦏgian ngắn phải nộp đủ số tiền truy thu quá lớn này là ngoài khả năng của chúng tôi", ông chia sẻ.
Đại diện Thắng Lợi cho biết, công ty tiếp tục làm đơn gửi Ủy ban nhân dân TP HCM, Tổng cục thuế, Sở Tài chính và Cục thuế thành phố xin gia hạn thời gian nộp số thuế trên vì công ty quá k൲hó khăn nhưng không được chấp nhận. Trên thực tế, Thắng Lợi đã nộp 50% tổng số tiền 52 tỷ đồng nhưng công ty vẫn bị Chi cục thuế Tân Phú áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng cách phong tỏa tài khoản ngân hàng.
"Việc này ꦚđã đẩy chúng tôi vào bờ vực phá sản vì công ty hiện nay thực sự bế tắc trong hoạt động và không thể thực hiện chi trả tiền lương cho lao động...", ông bức xúc nói.
Trong buổi đối thoại, đại diện Thắng Lợi một lần nữa kiến nghị cơ quan chức năng cho công ty đư🍸ợc hưởng chính sách hỗ trợ về tiền thuê đất theo quyết định 2093 và Nghị quyết 13 và 02 của Chính phủ; gia hạn thời gian nộp khoản tiền thuê đất năm 2012 đến hết năm 2013. Và điều quan trọng nhất là Thắng Lợi mong Chi cục thuế Tân Phú giải tỏa biện pháp cưỡng chế để có thể duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, trên cơ sở đó tạo nguồn thu tiếp tục nộp thuế cho ngân sách.
Chia sẻ những bức xúc của Thắng Lợi, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục thuế TP HCM cho biết sở dĩ số truy thu tiền thuê đất cao như vậy là do áp dụng cách tính mới, xác định theo giá thị trường cho từng khu vực khiến giá thuê đất tại một số doanh nghiệp có thể tăng vài trăm phần trăm so với trước đây. Để giải tỏa khó khăn trước mắt cho Thắng Lợi, bà Nga hứa sẽ yêu cầu Chi cục thuế quận Tân Phú ngưng phong tỏa tài khoản của công ty, tạo điều kiện để Thắng Lợi hoạt độ꧒ng kinh doanh bình thường.
Ngoài ra, Cụ🎉c thuế thành phố sẽ có một buổi làm việc với Thắng Lợi để xem xét tình hình cụ thể, nếu công ty thuộc đối tượng được ưu đãi thì sẽ áp dụng giảm ngay 50% tiền thuê đất theo Nghị quyết 13 và 02 của Chính phủ.
Riêng về điều kiện gia hạn thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết 02 cũng khiến nhiều doanh nghiệp không hài lòng. Lãnh đạo một công ty cho rằng, tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị quyết 02 là sử dụng dưới 200 lao độ༒ng toàn thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì được gia hạn nộp thuế. Tuy nhiên, điều bất cập lớn theo bà là quy định này không khả thi. Bởi với những doanh nghiệp sử dụng 199 lao động, mà doanh thu chỉ có 20 tỷ thì chắc chắn sẽ bị lỗ lớn và phá sản chứ không thể có lãi để mà được hưởng gia hạn thuế.
Thừa nhận đây là một bất cập lớn, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó Cục trưởng Cục thuế TP HCM cho rằng, thời gian qua cũng có rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đã thắc 💙mắc về các tiêu chí này. Theo bà Nga, từ năm 2012 trở về trước, doanh nghiệp vừa và♒ nhỏ được xác định theo tiêu chí của Nghị định 56 của Chính phủ. Trong tiêu chí này, doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí (quy mô lao động hoặc doanh thu) nên không có gì vướng mắc.
Tuy nhiên, từ năm 2013, khi áp dụng Nghị quyết 02 của Chính phủ thì lại quy định doanh ng𓄧hiệp có quy mô vừa và nhỏ theo 2 tiêu chí là doanh thu dưới 20 tỷ và lao động thường xuyên dưới 200 người. Bản thân bà Nga cho rằng đây là điều bất hợp lý.
Theo bà, nếu chỉ nói doanh thu dưới 20 tỷ thì được, còn yêu cầu lao động dưới 200 người, chẳng hạn doanh nghiệp đó có 199 người thì giả sử tiền lương thấp nh🐻ất 3 triệu mỗi người, cũng ngốn hết gần 600 triệu đồng mỗi tháng. Các chi phí về nguyên nhiên, vật liệu, máy móc... phát sinh trong tháng còn cao hơn tiền lương nên tính ra mỗi tháng doanh nghiệp phải chi ra hơn 1,2 tỷ, tức một năm trên 20 tỷ đồng. "Nếu yêu cầu doanh thu chỉ dưới 20 tỷ thì khó có doanh nghiệp nào đáp ứng được hai tiêu chí trên", bà Nga nhấn mạnh.
Bà Nga cho biết, bản thân Cục thuế 👍chỉ là cơ quan thừa hành chứ không phải ban hành ch🍷ính sách nên phải triển khai. Tuy nhiên, tuần vừa rồi, Bộ Tài chính đã có các buổi làm việc với các địa phương để nghe phản biện về các chính sách này xem còn bất cập ở đâu thì ghi nhận lại và báo cáo lên Chính phủ để điều chỉnh cho phù hợp.
Tại buổi đối thoại, đại diện nhiều doanh nghiệp cũng đặt ra tình huống về việc chính sách thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khi thì được hoàn thuế, lúc lại bảo bị truy thu gây khó khăn trong hạch toán và l🐓àm nản lòng các nhà đầu tư.
Ng♒oài ra, những vướng mắc về sự chênh lệch tỷ giá không biết hạch toán ra sao, hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong nhập khẩu uỷ thác có được tính bằng ngoại ⭕tệ... cũng được mổ xẻ tại cuộc đối thoại này.
Lệ Chi