Đây là các con số do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp từ các báo cáo của các bộ Giao thông, Y tế, Cô🦩ng an, 12 tỉnh thành và 6 tập đoàn, tổng công ty (Dầu khí, Cao su, Điện lực, Viettel, Thuốc lá, Giấy).
Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện sắp xếp lại sau năm 2015 nhất. Thậm chí, C🃏ông ty TNHH một thành viên Haprosimex dù đã nằm trong diện cổ phần hóa giai đoạn 2012-2015 theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt, nhưng vẫn được Hà Nội chuyển sang giai đoạn sau năm 2015.
Đây cũng là 2 địa phương muốn giữ 100% vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quản lý và kinh doanh nhà, khai thác điểm đổ xe, công nghiệp, dịch vụ khác.
Theo quy định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp trong lĩnh vựꦇc này thuộc 🃏diện phải cổ phần hóa.
Các chuyên gia khảo sát cho rằng, đa phần các doanh nghiệp này có vị trí đắc địa hoặc đóng góp nhiều cho ngân sách. Bên cạnh đó, tình꧅ hình kinh tế và thị trường chứng khoán khó khăn cũng tác động lớn đến tốc độ sắp xếp, đổi mới doanh n💯ghiệp nhà nước.
Theo các báo cáo này, tổng số doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi, cổ phần hóa, thoái vốn là 909 doanh nghiệp, chiếm khoảng 73%. Tuy nhiên, đến nay, t♐rong số này mới có 5 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại 62 doanh nghiệp.
T𝓡ính chung tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng cho thấy tốc độ khá chậm. Từ năm 2012 đến tháng 3 năm nay mới cổ phần hóa được 16 doanh nghiệp, sáp nhập 5 doanh nghiệp, bán 3 doanh nghiệp và chuyển thành công ty TNHH một thành viên 3 doanh nghiệp.
Trong 3 tháng đầu năm, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý chưa thực hiện sắp xếp, đổi mới cácไ doanh nghiệp trực thuộc.
Theo Đầu tư