Thị trường Trung Quốc càng tăng trưởng mạnh,ꦯ cuộc đua giành khách hàng trung lưu tại đây càng khốc liệt. Năm 2016, hãng thời trang nữ Itokin đã phải rút toàn bộ hoạt động khỏi Trung Quốc sau khi nhận định không còn triển vọng cải thiện lợi nhuận. Dù Itokin từng có tới 300 cửa hàng tại đây thời kỳ đỉnh cao, cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ địa phương đã ăn mòn lợi nhuận của họ.
Một hãng bán lẻ thời trang nữ k🍷hác - Honeys cũng đang dần đóng các cửa hàng chính tại các trung tâm thương mại ở Trung Quốc. Dù vẫn mở cơ sở mới, họ đang lên kế hoạch đóng 270 cửa hàng trong 3 năm tới, đưa tổng số chi nhánh về 430. Đại diện Honeys cho biết không chỉ tại các trung tâm tâm mại, "các điểm mua sắm khác cũng có cạ﷽nh tranh rất cao".
Nhiều hãng thời trang Nhật Bả꧑n khác cũng đang cân nhắc lại chiến lược tại Trung Quốc. Trước đây, họ chuyển sản xuất sang nước láng giềng để tận dụng chi phí nhân công rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đang dần biến mất. Dù Trung Quốc không còn tăng trưởng kinh tế với tốc độ hai chữ số nữa, mức lương trung bình tại đây vẫn tăng đều đặn 10% mỗi năm. Việc này đang đẩy chi phí sản xuất lên chóng mặt.
Hãng giày Asahi dự định chuyển toàn bộ sản xuất về lại Nhật Bản trong 5 năm tới. "Chi phí nhân𓆏 sự ở Trung Quốc đã tăng gần 7 lần trong 10 năm qua",🍒 một lãnh đạo công ty cho biết.
Asahi sẽ chi 1 tỷ yen (8,67 triệu USD) để cắt giảm quy trình sản xuất, trong đó có việc đưa máy cắt da tự độ🀅ng vào dây chuyền làm ra các sản phẩm bán chạy. Việc này có thể khiến giá cả tăng 20-30%, nhưng sẽ giảm thời gian 🐼sản xuất thêm 2-3 tháng.
Còn với hãng vali - Sunco Luggage, trước khi khôi phục sản xuất tại một nhà máy ở Nhật Bản hè năm 2015, họ từng dồn toàn bộ quy trình này về Trung Quốc. "Rất nhiều khách hàng đã quay lưng với sản phẩm của chúng tôi, khi công ty đặt giá cao hơn vì chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng và đồng yen yếu. Vì thế, chúng tôi sẽ tăng thêm giá trị cho sản phẩm, để chúng vẫn bán chạy dù giá hiện tăng♊ gần gấp đôi", một lãnh đạo công ty cho biết.
Hà Thu (theo Nikkei)