Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản nêu, doanh nghiệp bị coi là mất 🏅khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Khi lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp không thể tự mình tuyên bố phá sản mà phải làm thủ tục phá sản theo đúng trình tự quy định để Tòa án ra quyết định phá sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Như vậy, thành viên góp vốn của công ty TNHH sꦫẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.
Theo thông tin cung cấp, công ty của bạn do thuaᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ lỗ nên đã ngừng hoạt động vào năm 2015 nhưng chưa làm thủ tục đóng mã số thuế, 🦂cũng chưa làm thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bạn không làm thủ tục phá sản công ty thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 67 Nghị định 82/2020/🔯NĐ-CP: Phạt tiền 1-3 triệu đồng với chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần, chủ tịch HĐTV của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của𒁃 doanh nghiệp, không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Việc công ty bạn mất khả năng thanh toán không nằm trong phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Việc công ty bạn kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ chỉ là quan hệ pháp luật dân s🔯ự. Do vậy, nếu không có căn cứ để xác định việc công ty bị thua lỗ do bạn đã tham ô, lạm dụng tín nhiệm để c✨hiếm đoạt tài sản của công ty, dẫn đến việc công ty lâm vào tình trạng phá sản thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, để tránh những rắc rối phát sinh về sau, bạn cần sớm làm thủ tục phá sản theo quy 🌟ꦆđịnh của Luật Phá sản năm 2014.
Luật sư Phạm Thanh Bình,
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội