Trong công văn "kêu cứu" lên Chính phủ và các đơn vị có liên quan ngày 25/12, VAMA than rằng nền công nghiệp ôtô thế giới đang đố🀅i mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2008, VN cũng phải chống chọi với các vấn đề lạm phát và suy giảm kinh tế, khó khăn này đã dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu ôtô trong nước. Thêm vào đó, hàng loạt thay đổi về thuế quan, nhất là 3 loại thuế quan trọng gồm tiêu thụ đặc biệt, VAT và phí trước bạ thay đổi kể từ năm 2009. Việc ❀tăng các loại thuế này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của tất cả các thành viên thuộc VAMA, các đại lý và các nhà cung cấp phụ tùng.
Sản xuất ôtô trong nước gặp khó. Ảnh: Hoàng Hà. |
Việc tăng các dòng thuế này được dự báo sẽ gây bất lợi cho các thành viên của hiệp hội, trong lúc sản lượng và doanh số bán hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, lượng xe tồn kho cũng không ngừng tăng lên. 8 tháng đầu năm 2008⭕, lượng xe bán ra của các thành viên VAMA đạt trung bình trên 10.000 xe một tháng, tuy nhiên trong 3 tháng 9, 10 và 11 số bán giảm một nửa và còn ꦛkhoảng 5.000 xe mỗi tháng. Lượng xe bán ra giảm khiến hoạt động sản xuất của các hãng cũng ảnh hưởng theo.
Trước khó khăn này, VAMA đề xuất Chính phủ và các đơn vị liên quan xem xét việc dừng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến từ tháng 4/2009, phí trước bạ đối và VAT đối với mặt hàng ôtô dự kiến từ tháng 1/🔴2009. Bước tiếp theo là xem xét giảm các loại thuế cho ôtô, ít nhất là quay trở lại các mức thuế đã áp dụng trước thời điểm tháng 4/2008, bao gồm thuế bộ linh kiện, thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT và ph🦹í trước bạ. Cuối cùng VAMA xin được hợp tác cùng với các cơ quan của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách phát triển công nghiệp ôtô một cách toàn diện và ổn định.
Ngày 30/12/2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Lê Duy Quang đã dành hẳn một buổi để tiếp thu ý kiến củ🔯a các thành viên trong Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô (VAMA) về🌱 những khó khăn mà họ gặp phải trong năm 2009.
Đại diện của Liên doanh Vidamco cho rằng, hiện nay sự phối hợp giữa các ngân hàng và doanh nghiệp chưa được chắc chắn. Do vậy, hãng xin Chính phủ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc cho khách h🌄àng vay tiêu dùng.
Phía Công ty cổ phần Ôওtô TMT - thành viên Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) cũng cho rằng khó khăn của các doanh nghiệp VN hiện nay là lượng xe tồn kho quá lớn so với nhu cầu thị trường. Do vậy, việc tăng thuế VAT với ôtô từ 1/1/2009 là không hợp lý, nhất làᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ trong bối cảnh Chính phủ đang có những chính sách kích cầu tăng trưởng. Do vậy, TMT đề nghị lùi thời điểm áp dụng thuế trong khoảng thời gian một năm. Đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô nhập khẩu, TMT đề nghị vẫn áp dụng thuế suất đối với lô hàng mở tờ khai hải quan trước ngày 31/12, các tờ khai mở từ 1/1/2009 áp dụng thuế suất 10%.
Theo TMT, ngành công nghiệp ôtô trong nước mới phát triển thời gian ngắn, 🤡nếu những khó khăn này không đượ🙈c giải quyết có thể dẫn đến hậu quả là bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, hoặc bị phá sản. "Chúng tôi rất mong các bộ ngành xem xét hỗ trợ ngành sản xuất ôtô trong nước", đại diện của TMT nói.
Dù chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp sản xuất ôtô đang gặp phải Thứ trưởng Bộ Công Thương - Lê Duy Quang cũng cho rằng kinh tế VN đang đối mặt với khó khăn chung, không chỉ các doanh nghiệp ôtô mà hầu hết các ngành nghề khác cũng đang gặp khó. Theo ông, việc tiêu thụ ôtô giảm 50%, tồn kho tăng lên do kinh tế suy thoái khiến nhu cầu giảm đi chứ không phải tất cả do thuế.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Duy Quang hứa rằng sẽ ghi nhận những ý kiến của doanh nghiệp để báo cáo Chính p🍎hủ các giải pháp về t🍸huế và phí, bao gồm cả việc lùi thời hạn thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hồng Anh