𝕴Thông tin được Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần IV (VFTE 2022).
🅺Theo Thứ trưởng, doanh nghiệp số Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển đổi số quốc gia, vươn ra toàn cầu. Hướng tới mục tiêu phát triển các cộng đồng doanh nghiệp số, Bộ cam kết xây dựng chương trình hoạt động với 5 nhiệm vụ cụ thể.
𝄹Đầu tiên, các doanh nghiệp cần có khát vọng lớn, tiên phong nhận nhiệm này để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045.
♋"Giống như phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, các doanh nghiệp phải làm việc phi thuờng, biến công nghệ số là động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, đổi mới sáng tạo bằng công nghệ số. Muốn làm như vậy, chúng ta cần phải thay đổi thể chế. Bộ sẽ xem xét thay đổi thể chế để phù hợp, giúp các doanh nghiệp số phát triển", ông Long nhấn mạnh.
🎃Thứ hai, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, trở thành lòng cốt cho quá trình chuyển đổi số quốc gia.
ဣThứ ba, Bộ Thông tin và Truyền thông cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp. Bởi lực lượng công nghệ số là lực lượng quan trọng để đạt mục tiêu để phát triển.
ಌThứ tư, cần tiếp tục khai phá thị trường trong nước, đổi mới cách làm. Thị trường trong nước chính là bàn đạp để doanh nghiệp ra nước ngoài. Cuối cùng, doanh nghiệp cần mạnh dạn ra nước ngoài, hình thành động ngũ đông đảo, có doanh nghiệp lớn dẫn dắt.
🌳"Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ dẫn dắt các doanh nghiệp với tư tưởng tạo ra các sản phẩm do người Việt làm chủ, hướng tới mục tiêu cao nhất là người dân hạnh phúc, đất nước phát triển", Thứ trưởng Long khẳng định.
𒀰Trước đó, trong phần khai mạc, ông Phạm Đức Long nêu lên bức tranh toàn cảnh thị trường với nhiều chỉ số tích cực.
♓"Công nghệ số tiếp tục là điểm sáng khi năm 2022 doanh thu ước đạt 148 tỷ USD. Doanh nghiệp công nghệ số có sự phát triển mạnh mẽ với 70.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động; xuất khẩu công nghệ số ước đạt 136 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ số trong đổi mới số sáng tạo", Thứ trưởng Long nhấn mạnh.
🌸Trong bối cảnh đó, VFTE là cái nôi để công nghệ số trưởng thành và vươn ra toàn cầu. Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức lần đầu vào năm 2019, đã đưa công nghệ số Việt Nam sang giai đoạn mới - nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.
🧜Diễn đàn năm 2020 tuyên bố không "Make in Viet Nam" thì Việt Nam không thành nước phát triển, không thể đi ra thế giới, không thể hùng cường và thịnh vượng. Trong khi đó, diễn đàn lần III năm 2021 đặt ra các bài toán chuyển đổi số trong việc xây dựng nền tảng chuyển số quốc gia, đã hành động quyết liệt và hiệu quả tạo động lực phục hồi kinh tế.
🔥Thực tế, nhìn lại sự phát triển toàn ngành, những sản phẩm từng đoạt giải tại diễn đàn đều là sản phẩm công nghệ số xuất sắc, sáng tạo có sức ảnh hưởng lớn. Đơn cử, những sản phẩm đạt giải năm 2021 đã có những bước chuyển mình ngoạn mục, nhiều sản phẩm vươn dần ra quốc tế. Hay sản phẩm đạt giải vàng đã tăng trưởng 40%, nền tảng Misa cũng đang đồng hành cùng 42.000 doanh nghiệp trong chuyển đổi số...
⛄Diễn đàn lần IV với chủ đề "Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu" mang đến cơ hội để các doanh nghiệp tích cực trao đổi, góp phần nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi toàn cầu. Cũng tại đây, các lãnh đạo Bộ, ngành, chuyên gia công nghệ đề xuất các lời giải hay, hiệu quả để truyền đi thông điệp Việt Nam là điểm đến cho các tập đoàn doanh nghiệp số.
♐Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là chương trình thường niên do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Ở năm thứ tư, VFTE 2022 hướng tới thúc đẩy quá trình triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu kép: phát triển đồng bộ ba trụ cột - Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
🤪Sự kiện tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, với ba hoạt động chính: phiên thảo luận; trao giải Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam 2022; và triển lãm giải pháp số Make in Viet Nam tiêu biểu. Điểm nhấn của diễn đàn là lễ trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2022. Giải thưởng năm nay gồm các hạng mục: Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số và Sản phẩm số tiềm năng.
Minh Tú
🌺Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2022 có sự đồng hành của Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPT, FPT, MoMo, OCB, MobiFone, Điện Quang, MediaTek, Misa, Sun Electronics...