"Cuộc đại nhảy việc" mà các nước trải qua trong đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Michael Blume – Giám đốc hãng phần mề🎐m Currentsystem23 tại Đức cho biết ông đang gặp "rất nhiều khó khăn trong việc tìm lao động". "Ở đâu chúng tôi cũng thấy thiếu lao động chất lượng", Blume nói.
Tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có 887.000 việc làm cần tuyển trong tháng 8. Con số này 𒀰cao hơn 108.000 so với năm ngoái.
Còn ở Mỹ, các tấm biển tuyển dụng được treo khắp nơi, trước cửa các nhà hàng và doanh nghiệp khác. Đến﷽ cuối tháng 7, nước này cần tuyển hơn 11 triệu vị trí. Tính tr🃏ung bình, mỗi doanh nghiệp đăng tuyển 2 vị trí.
"Tỷ lệ việc làm trống trên thế giới đang rất cao. Các cuộc khảo sát và phỏng vấn doanh 🐷nghiệp đều cho thấy việc tìm người rất khó", Ariane Curti♉s – nhà kinh tế học tại hãng nghiên cứu Capital Economics cho biết.
Các nước tại Tây Âu và Bắc Mỹ đang chật vật với vấn đề tương tự. Đông Âu, T🏅hổ Nhĩ Kỳ, Mỹ Latin cũng vậy. Đức hiện thiếu thợ sửa ống nước, Mỹ cần thêm nhân viên bưu điện, Australia thiếu kỹ sư, còn các bệnh viện Canada thiếu y tá.
Một báo cáo của OECD hồi tháng 7 cho biết tỷ lệ việc làm trống so với tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh tại Australia, Canada và Anh cuối năm 2021. Sự thiếu hụt này vẫn đang tiếp diễn dù kinh tế thế giới bắt đầu chậm lại sau chiến dịch q💖uân sự của Nga tại Ukraine đầu năm nay. Tình trạng này ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, gây ra thiếu giáo viên tại Texas và không đủ nhân lực y tế ở Italy, Canada.
Doanh nghiệp cũng đang buộc phải thích nghi. Các nhà thuốc ở Wisconsin (Mỹ), trung tâm y tế ở Alberta (Canada) hay các nhà hàng ở Sunshine Coast (Australia) phải giảm thời gian hoạ🐠t động, theo truyền thông địa phương.
Nhân viên văn phòng𒀰 cũng thiếu hụt. Clement Verrier – Giám đốc một công ty tuyển dụng ở Paris nói rằng trước đây, họ rất khó tìm công ty cần tuyển người. 🌼Nhưng giờ, tình hình lại ngược lại.
"Chúng tôi nhận thấy số lượng kỷ lục ứng viên biến mất trong quá trình tuyển dụng. Họ không hề gọi điện ༺lại", Verrier nói.
Từ trước khi Covid xuất hiện, dân số già đã gây🌠 ra thiếu hụt lao động. Tuy nhiên, đại dịch càng khiến vấn đề này thêm nghi𓄧êm trọng.
Có nhiều yếu tố đằng sau hiện tượng này. Mộ෴t số chọn nghỉ hưu sớm. Số khác vẫ🦋n chịu tác động sức khỏe hậu Covid-19. Hoặc nhiều người thì chỉ đơn giản là không chịu được điều kiện lao động nghèo nàn hoặc mức lương thấp nữa.
Vài nguyên nhân khác ♛là số lao động nhậpಞ cư giảm do lệnh phong tỏa. Người dân cũng rời thành thị về nông thôn và nhiều lao động nghĩ lại về công việc.
"Đại dịch thúc đẩy sự thay đổi nền tảng về suy nghĩ và các ưu tiên trong cuộc sống. Các công ty không thể bắt kịp thay đổi đó", Bon♔nie Dowling – chuyên gia tại hãng tư vấn McKinsey cho biết. Hãng này cũng từng thực hiện một nghiên cứu về làn sóng nghỉ việc trên toàn cꦺầu.
Để thu hút và giജữ chân nhân viên, các doanh nghiệp đang chào mời mức lương cao hơn. Họ cũng đưa ra thêm quyền lợi như làm việc tại nhà, nghỉ du lịch hay tăng số ngày nghỉ phép.
Một số quốc gia cũng đã nới lỏng quy định nhập cư để thu hút nhân lực. Hôm 7/9, Đức công bố kế hoạch giúp người dân dễ dàꦜng sở hữu nhiều quốc tịch hơn, đồng thời giúp việc nhập tịch đơn giản hơn.
"Câu h🙈ỏi lớn hiện tại là liệu tình hình trong các tháng qua có được xoa dịu hay không", Mike Smith – CEO hãng tuyển dụng quốc tế Randstad Sourceright cho biết, "Chúng tôi thì không tin rằng đó là sự chuyển dịch đâu. Đó là sự thay đổi về cấu trúc trong cách người lao động tương tác với công việc. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục".
Hà Thu (theo AFP)