Dịch vụ thuê ngoài hiểu đơn giản là hình thức chuyển𝓀 một phần công việc của công ty cho đối tác bên ngoài thực hiện hoặc thuê nhân sự từ các công ty ch🐭uyên cung cấp dịch vụ vào làm việc có thời hạn.
Theo ông John Antos, Phó chủ tịch chiến lược Dịch vụ tính lương toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương của ADP, chi tiêu của doanh nghiệp Việt Nam cho dịch 𝓰vụ thuê ngoài tăng rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Trong đó, mô hình nhân sự thuê ngoài đang chuyển từ một biện pháp "chữa cháy" khi thiếu hụt để trở thành một mắt xích quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu so với mức 50 tỷ USD tại Philipines - nơi được mệnh danh là thiên đường của ngành dịch vụ thuê ngoài, chi tiêu doanh nghiệp Việt Nam cho thuê ngo🍌ài vẫn còn khiêm t𓄧ốn.
Ông John Antos cho rằng xu hướng vận động của thị trường nhân sự thuê ngoài ở Việt Nam tương đồng với thế giới khi được doanh nghiệp ngành sản xuất, tài chính, côn🤪g nghệ và dịch vụ bán lẻ chuộng nhất. Mô hình này phù hợp cho doanh nghiệp đang hoặc mới tái cơ cấu tổ chức, cần sáp nhập, mở rộng và các công ty đa quốc gia.
"Có trường hợp sau 1-2 năm áp dụng mô hình này đã ghi nhận kết quả kinh doanh tăng bằng lần", ông John Antos chia sẻ tại hội nghị về chiến lược nhân sự th𝓡uê ngoài tổ chức cuối tuần này.
Prudential là ví dụ thành công được ông John nhắc đến. Trước năm 2017, công ty này đứng đầu ngành bảo hiểm nhân thọ với thị phần trên 30%. Tuy nhiên, con số này liên tục giảm những năওm sau đó khiến vị trí rớt xuống thứ 4.
"Chúng tôi dự đoán nguyên nhân đến từ mô hình hoạt động hoặc 🌳ꦫsự thiếu kỹ năng của nhân sự", bà Bùi Thị Thanh Thuý - Phó tổng giám đốc nhân sự Prudential Việt Nam nói. Từ đó, công ty bắt đầu thuê ngoài nhân sự để bổ sung nhân lực có trình độ cao cho những bộ phận mũi nhọn và chuyển đổi quy trình. Chưa đầy hai năm sau, công ty trở lại vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng thị phần.
Theo bà Thuý, để thuyết phục ban lãnh đạo nhận thấy đó là thời điểm cần bổ sung nguồn lực từ bên ngoài, bộ phận nhân sự phải liệt kê hàng loạt lợi ích👍 lớn hơn ngoà🌼i việc tiết kiệm chi phí.
Đồng quan điểm, lãnh đạo cấp cao của nhiều doanh nghiệp cho biết ngoài trả lời câu hỏi vì sao tôi muốn thuê nhân sự bên ngoài và thuê trong bao lâu thì việc cân đối tỷ lệ nhân viên chính thức và thuê ngoài sao cho vừa đủ cũng là vấn đề quan trọng. Lý do vꦐì thuê ngoài quá nhiều có thể khiến văn hoá doanh nghiệp bị lai tạp.
M🥀ột trong những vấn đề "đau đầu" của mô hình nhân sự thuê ngoài ở Việt Nam là tỷ lệ nghỉ việc quá nhiều. Theo ước tính của công ty cung cấp d𒉰ịch vụ nhân sự Talentnet, trong khi tỷ lệ nhân viên chính thức thôi việc chỉ 12-15% một năm, con số này lên đến 35-40% đối với nhân viên thuê ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận tỷ lệ này, thậm chí cao hơn vì không thể nới ngân sách để tăng lương cho nhân sự thuê ngoài.
"Hầu hế🙈t nhân sự thuê ngoài nghỉ việc vì cảm thấy lạc lõng. Họ mang tâm thế người ngoài nên nghĩ không có cơ hội thăng tiến tại doanh nghiệp và thu nhập không bằng nhân viên chính thức", bà Nguyễn Thị Xuân Hương (Giám đốc nhân sự Akzo𝓰Nobel Việt Nam nói.
𒈔Bà Hương gợi ý giải pháp để giảm tỷ lệ này là ưu tiên cho nhân sự thuê ngoài khi doanh nghiệp có vị trí chính thức đang trống, cân bằng phúc lợi thông qua tổ chức các khoá đào tạo, tặng quà nhân các dịp kỷ niệm...
Phương Đông