Thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn𝓀) cho biết, qua kiểm tra tại các cửa khẩu, hiện không có bất kỳ lô hàng thịt nào có nguồn gốc từ 21 nhà máy của Brazil đang bị điều tra được nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn chỉ đạo♚ các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường kiểm soát chặt các lô hàng thịt đã được chuyển lên tàu, máy bay để vận chuyển từ Brazil về Việt Nam. Nếu phát hiện sản phẩm thịt có nguồn gốc từ 21 nhà máy đang bị điều tra do nghi ngờ sử dụng chất không an toàn thì dừng ngay việc kiểm dịch, tiến hành niêm phong hàng và báo cáo về Cục Thú y để xử lý kịp thời.
Về phía Brazil, Đại sứ quán nước này tại Hà Nội cũng khẳng đị💙nh, đã cấm 21 nhà máy sản xuất thịt đang bị điều tra không được lưu hành sản ph♛ẩm thịt ra thị trường trong và ngoài nước.
Ngày 23/3, Thứ trưởng Nông nghiệp & Phát triển N♍ông thôn - Vũ Văn Tám đã ký quyết định số 902 về việc tạm ngừng nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ Brazil.
Thương vụ Việt Nam tại Brazil mới đây đưa ra cảnh báo𝕴 nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm tại đây. Các sản phẩm nay được giới kinh doanh, chuyên gia gọi là "thịt bẩn" bởi các doanh nghiệp sản xuất đang bị cáo buộc đã hối lộ nhân viên Nhà nước cho phép lưu và xuất khẩu thịt sử dụng chất có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Hiện Brazil đã xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm tới 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2016, nước này dẫn đầu thế giới về ꦗxuất khẩu thịt bò với sản lượng khoảng 1,8 triệu tấn, đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thịt gà với sản lượng trên 4 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu thịt từ Brazil sang các nước chủ yếu là châu Âu, Liên bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapoꦅre... Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khoảng 3.000 tấn thịt và sản phẩm thịt từ nước này.
Anh Minh