Ngày "Doanh nhân Việt Nam" - 13/10 năm nay tôi định viết cái gì đó cho mình cho những người cùng làm doanh n⛄ghiệp giống mình. Thế rồi, công việc bận bù đầu khiến tôi nghĩ nhiều nhưng không có thời gian để viết cho đến khi ngày này qua đi. Nhưng dù sao tôi cũng muốn tâm sự cùng các doanh nhân khác và cả những người đang dự định tiến vào con đường này một số góc nhìn.
Phật nói rằng: "Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe". Ấy vậy mà, với cường độ làm việc như hiện tại, khó do❀anh nhân nào có sức khỏe trọn vẹn. Điều này thể hiện ở nhiều chuyên mục sức khỏe của🎶 báo hàng ngày, tạp chí.
Trong các chuyên mục quảng cáo, người ta cũng thường đưa ra hình ảnh một d﷽oanh nhân nhăn nhó vì đau yếu. Anh ta chỉ có thể cười tươi tr🌌ở lại khi có các liều thuốc thần kỳ của nhà sản xuất thuốc. Hay ai đó đi qua các phòng khám cũng có thể thấy hình ảnh doanh nhân nườm nượp ra vào như khách quen thuộc.
Tác giả Phạm Minh Toàn. |
Doanh nhân khỏe làm sao được khi cường độ làm việc hàng ngày ít nhất cũng phải hơn 8 giờ so với người bình thường. Chưa kể lúc có dự án thì việc họ thức trắng đêm này qua đêm khác là bình thường. Việc ă⛎n uống của doanh nhân cũng rất thất thường, chủ yếu phụ thuộc vào lịch gặp khách hàng, đối tác. Mà lúc tinh thần căng thẳng, stress vì công việc, tài chính họ còn tâm trạng đâu để ý đến chuyện uống ăn. Lúc thoải mái thì họ lại hay sa đà vào ꦇnhậu nhẹt, bia rượu vì thế chứng đau dạ dày là bệnh đầu tiên thường gặp của doanh nhân.
Ai không phải chạy bạc mặt ở ngoài thì cũng chưa phải là may mắn để có được sức khỏe tốt. Ngồi văn phòng máy lạnh êm ru cả ngày lại gặp các triệu chứng vôi hóa cột sống, viêm đường hô hấp, hội chứng mỏi mắt, mỏi cổ tay. Rồi đến những căn bệnh của xã hội hiện đại như đái tháo đường, máu nhiễm mỡ,💫 huyết áp cao, … cũng tìm đến doanh nhân đầu tiên.
Nhiều doanh nhân vẫn tự tin vào sức khỏe của mình vì có tập luyện thể thao. Như🧸ng sự thật là ít có doanh nhân duy trì được việc tập luyện thường xuyên. Chưa hết,ꩵ việc chọn lựa môn thể thao phù hợp với thể chất của mình cũng ít được để ý. Không ít người có thiên hướng vác gậy ra sân golf hay lựa chọn một môn thể thao nào đó phần nhiều thiên về giao lưu, bàn chuyện làm ăn là chính.
Lúc khởi nghiệp, bạn còn trẻ, có thể bắt đầu tập luyện một môn nào đó thì thường lại quá lo nghĩ, bận rộn không đủ thời gian.🍸 Đến khi doanh nghiệp vận hành ổn định, doanh nhân có thời gian rồi thì cơ thể của họ bắt đầu khô cứng do không được chăm sóc thường xuyên. Khi đó, họ tìm đến với các môn thể thao chẳng khác nào chiếc ly pha lê dễ vỡ. Bất kỳ sự cố gắng𝄹 quá sức nào cũng khiến họ có thể nhanh chóng phải đi nắn lại xương cốt hay châm cứu.
Nguy hiểm thứ hai với các doanh nhân là các tai nạn luôn rình rập. Những sếp nào hay phải đi công tác, hay 𓆉di chuyển thì xác suất gặp tai nạn sẽ cao hơn người bình thư🌠ờng. Đặc biệt như khi vừa say sưa cuộc nhậu về, hay buồn ngủ sau một chặng đường dài của chuyến công tác.
Ở Việt Nam thì ít, nhưng ở nước ngoài tôi thấy, doanh nhân là đối tượng ꧙ưa thích của bắt cóc tống tiền. Bên cạnh những tai nạn vật lý thì những tai nạn trong công việc cũng xảy ra khá thường xuyên. Những rủi ro về biến động thị trường, chính sách kinh tế nhiều kꦦhi có thể biến 1 doanh nhân hôm nay đang từ đỉnh cao danh vọng ngày mai xuống bước tận cùng của nghèo khó.
Nhiều khi chỉ là tin đồn cũng khiến🧸 doanh nhân khốn đốn, nào là doanh nhân A sắp bị bắt, cấm xuất cảnh, doanh nhân B sắp phá sản,… Chắc bên cạnh giới showbiz thì các doanh nhân ngày nay là đối tượng nhiều nhất của các tin lá cải, nhất là khi doanh nghiệp của họ lên sàn chứng khoán, một tin đồn có thể khiến cổ phiếu của họ mất giá trị tiền tỷ.
Nguy hiểm thứ ba là chuyện tình cảm. Làm sếp nhiều khi phải cứng rắn꧃, nên nhiều khi mất lòng cấp dưới vì các quyết định nghiêm khắc của mình. Chắc chẳng ai làm doanh nghiệp không được người thân quen nhờ vả tìm việc làm cho người thân. Giúp thì luôn sẵn lòng nhưng nếu chẳng may phải từ chối vì năng lực không đáp ứng thì thế nào cũng làm mất lòng. Lúc trước là bạn bè, gia đình chuyện tài chính giúp đỡ nhau chẳng sao, sau làm doanh nghiệp nếu chẳng may vay nợ không sòng phẳng cũng dẫn tới sứt mẻ tình cảm.
Rồi đến chuyện quan hệ vợ chồng gia đình. Ngày càng gặp nhiều doanh nhân có cuộc sống cô độc vì người thân hoặc bản thân họ không chịu được áp lực của công việc. Khó thể có bộ mặt vui vẻ về nhà khi vừa buổi chiều khách hàng phàn nàn, nhân viên làm không được việc, nợ không đòi được… Rồi cả chuyện các sếp có “tình cảm” vô tình hay có chủ ý với nhân viên, khách hàng hayಞ đối tác trong quá trình làm việc. Vướng vào chuyện này, nếu không cẩn thận, tình cảm tốt đẹp trước kia lạ🧸i biến thành mớ bòng bong không biết đường nào gỡ.
Chỉ với các nguy hiểm trên chưa cần kể tới việc phải đối mặt với cạnh tranh không lành mạnh, thuế, hải quan, công an hay ở đẳng cấp khác là xã hội đen thì có thể xếp doanh nhân vào top đầu của﷽ những nghề nguy hiểm nhất hiện nay. Vậy các bạn đang định dấn thân vào con đường này có nên chùn chân?
Câu trả lời là không nếu bạn thực sự có đam mê, có mong muốn đóng góp năng lực của mình cho xã hội và cộng đồng, sẵn sàng đối mặt với thất bại, rủi ro. Điều quan trọng là bạn phải có một sức khỏe tốt, m🐽ột tâm hồn lành mạnh, và nền tảng chuyên môn🧔 và tri thức.
Phạm Minh Toàn
Bài cùng tác giả:
> Trái bóng tròn hay phẳng
> Chuyện các ông lớn bị soán ngôi
> Bài học thương hiệu từ vị iPhone