Trong buổi đối thoại giữa doanh ngh🔯iệp với lãnh đạo Cục Thuế và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM sáng 8/8, đại diện cho một doanh nhân người Nhật bày tỏ sự không hài lòng khi cá nhân này vừa bị Cục Thuế TP HCM truy thu và phạt tổng cộng gần 2,5 tỷ đồng liên quan tới thuế thu nh♔ập cá nhân.
Ông cho biết, lãnh đạo người Nhật của công ty cư trú tại Việt Nam từ năm 2007 ♏đến tháng 10/2009 mới có nguồn thu nhập từ lương tại Việt Nam. Trước đó, ông hưởng thu nhập tại hai công ty ở Nhật, đồng thời đã kê khai, đóng thuế tại nước mình. Đến năm 2009, khi phát sinh thu nhập tại Việt Nam, ông đã kê khai và nộp thuế tạ🎶i nơi cư trú.
Mới đây, doanh nhân này bị Cục Thuế TP HCM truy thu hơn 1,4 tỷ đồng và phạt 124 triệu do kê khai sai. Với lãi suất 0,05% một ngày cho khoản chậm nộp, ông này phải nộp💫 thêm 950 triệu đồng cho thời gian tính từ năm 2007 đến tháng 3/2010.
Theo đại diện của doanh nhân người Nꦺhật, quyết định này khiến ông không phục vì cho rằng, khoảng thời gian 2007 - 200𓆏9, tuy đầu tư và cư trú ở Việt Nam nhưng chưa có nguồn thu nhập cá nhân. Còn nguồn thu tại Nhật, ông đã kê khai và đóng thuế đầy đủ, thậm chí còn được truy hoàn tiền thuế.
Doanh nhân này cũng cho rằng, do không hiểu rõ luật thuế Việt Nam cũng như luật thuế liên kết giữa 2 nước nên mới xảy ra tình trạng này. Do đó, ông không đồng ý mì♛nh là người trốn thuế để bị phạt khoản tiền 🐲124 triệu đồng, cộng với khoản chậm nộp 950 triệu đồng.
Trước phản ánh này, bà Trần Thị Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục Thuế TP HCM lý giải, theo luật thuế thu nhập cá nhân, một tiêu chí rất quan trọng là việc kê khai nộp thuế phải theo luật cư trú. Tức cư trú ở đâu thì kê khai thu nhập ở 🧜đó.
Do vậy, doanh nhân người Nhật này khi đã cư trú tại Việt Nam nhưng chưa có thu nhập thì vẫn phải kê khai๊, quyết toán thuế tại Việt Nam, không phân biệt nguồn thu nhập đó ở đâu. "Thậm chí, ông ấy có thu nhập trên toàn cầu, cũng phải kê khai꧂ và quyết toán thuế tại Việt Nam", bà Nga nói.
Trên cơ sở đó, bà Nga cho biết, lẽ ra, từ năm 2007 khi vào cư trú tại Việt Nam, ông ấy phải kê khai tất cả các khoản thu nhập trên toàn cầu để quyết toán thuế tại Việt Nam. Khi tính thuế, nếu người này có nộp thuế tại Nhật, thì căn cứ trên 💟thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần, thuế truy thu không bao giờ thu trùng. Số thuế đã đóng t✤ại Nhật sẽ được khấu trừ khi quyết toán tại Việt Nam.
"Vị doanh nhân này đã 📖sai ngay từ đầu, là đối tượng cư trú tại Việt Nam nhưng lại kê khai và quyết toán từ Nhật. Vì vậy, Cục Thuế phải yêu cầu ông kê khai ngay từ 2007 và nộp phạt các khoản tiền như trên là đúng quy định", bà Nga nhấn mạnh.
Trong buổi đối thoại, nhiều vấn đề nóng liên quan đến việc truy hoàn thuế tiếp tục được doanh nghiệp đưa ra. Đại diện Công ty Tanaka, thuộc Khu 🌄chế xuất Tân Thuận, quận 7, đề cập tiền thuế thu nhập cá nhân của công ty chậm được truy hoàn.
Bà này cho biết, tháng 3/2012, côn🍨g ty có xin hoàn thuế thu nhập cá nhân của năm 2011 với số tiền là 45 triệu đồng. Tuy nhiên, khi làm việc với nhân viên cục thuế thì họ cho rằng, đến tháng 3/2012 công ty còn nợ 128 triệu đồng. Bà đã yêu cầu được đối chiếu để làm rõ vấn đề này vì thực tế công ty đã đóng thuế đầy đủ, không hề nợ đọng thuế. Nhưng nhân viên thuế giải thích rằng, do Cục thuế mới chuyển đổi phần mềm nên không thể kiểm tra để đối chiếu được. Điều này khiến cho công ty đến nay vẫn chưa được hoàn thuế.
Về phản ánh này, bà Nga tỏ ra khá ngạc nhiên trước thông tin doanh nghiệp phản ánh "nhân viên thuế giải thích kh🐎ông thể nào đối chiếu được do vừa chuyển sang phần mềm quản lý mới".
Theo bà Nga, hiện nay khi thực hiện kê khai qua mạng sẽ có các phần mềm hỗ trợ kê khai, đôi lúc cũng có sự chênh lệch về số liệu giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hàng tháng, bên cơ qu💛an thuế đều có sự tra soát lại và có văn bản thông báo đến doanh nghiệp về tình hình nộp thuế. Nếu doanh nghiệp đối chiếu lại vẫn thấy chưa khớp thì có thể kèm theo những chứng từ, hóa đơn hợp lệ yêu cầu cơ quan thuế phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cho phù hợp.
Do đó, với trường hợp của công ty Tanaka, bà Nga cho biết sẽ ngay lập tức về tra soát lại. "Nếu công ty đã nộp thuế đầy đủ rồi mà số liệu cập nhật của cơ quan thuế vẫn ghi âm thì chúng tôi sẽ điều chỉn♏h và tiến hành hoàn thuế cho công ty ngay", bà nói. Bà Nga cũng khẳng định không có việc vì chuyển đổi phần mềm quản lý mà không thể đối chiếu, kiểm tra lại số liệu nộp thuế cho công ty.
Lệ Chi