Ng💟ày Doanh nhân VN có lẽ khô🎐ng giống với những ngày dành riêng cho một nghề nghiệp, một tầng lớp nào đó như ngày Nhà giáo hay ngày Quốc tế Phụ nữ. Vào ngày kỷ niệm 13/10, những người được gọi là doanh nhân như chúng tôi vẫn bộn bề với công việc và trừ một vài lời nhắn chúc mừng thì không khác gì một ngày làm việc bình thường.
Ở đâu đó, có vài lễ kỷ niệm, vài cuộc vui, vài bữa nhậu liên hoan nhưng có lẽ hầu hết các doanh nhân lại miệt mài với doanh nghiệp của mình, với những bộn bề lo toan gần như không bao giờ dứt. Cá nhân tôi không có lễ kỷ niệm, khô🎃ng có cuộc liên hoan nào, cũng không có hoa. Nhưng tôi l🉐ại thấy hài lòng với việc đó, và thấy dễ chịu hơn nếu không bị quấy rầy…
Ông Nguyễn Cảnh Bình. |
Một người bạn hỏi vì sao giới doanh nhân lại chọn biểu tượng Thánh Gióng? Thú thực, bản thân tôi cũng không biết vì sao Thánh Gióng lại được chọn làm biểu tượng cho giới doanh nhân Việt Nam. Có thể ai đó chọn biểu tượng này mang tính khát༺ vọng nhiều hơn là thực tế. Nói đúng ra, giới doanh nhân Việt Nam và ngày Doanh nhân V✅iệt Nam mới được hình thành không lâu.
Nếu không tính những doanh nghiệp từ ngày xa xưa hay tập đoàn kinh tế Nhà nước thì hầu hết ra đời chưa lâu, và ở độ tuổi 10-20. ꦚHay bản thân ngày Doanh nhân cũng chỉ mới ra đời cách đây 6 năm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đều rất nhỏ bé, yếu ớt…
Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nhân trẻ TP HCM Nguyễn Tuấn Quỳnh: "Cúp Thánh Gióng lần đầu tiên được Phòng Thương mại và Công nghiệp VN trao cho 100 doanh nhân tiêu biểu vào năm 2006. Và từ 🅺đó đến nay, xã hội gần như ngầm hiểu rằng hình tượng Thánh Gióng biểu trưng cho giới doanh nhân Việt Nam. Tại lễ diễu hành 1000 năm Thăng Long - Hà🌳 Nội, khối doanh nghiệp Việt cũng sử dụng biểu tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa, nhổ tre đánh đuổi giặc Ân, thể h🔜iện ý chí khát vọng phát triển mạnh mẽ như bước chân Phù Đổng năm xưa. Tôi nghĩ rằng khi chọn hình tượng Thánh Gióng biểu trưng cho doanh nhân, chúng ta đều ước vọng sự lớn mạnh, lớn nhanh ✃như thổi của doanh nghiệp Việt để vươn ra thương trường thế giới". |
Tôi đang băn khoăn không biết việc chọn Thánh Gióng làm biểu tượng phải chăng vì mong ước các doanh nghiệp lớn thật nhanh, để mưu sinh giúp người lao động, làm động lực cho nền kinh tế hay vì sinh sau đẻ muộn quá lâu, quá chậm nên cần phải lớn 🎶nhanh chăng?
Gần đây, khi tham dự nhiều hội thảo, tôi thấy nhiều ý tưởng và kế hoạch đầy tham vọng về mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhanh như thổi, những ước mơ thương hiệu Việt trên toàn cầu… Giấc mơ tạo dựng thật nhanh những tập đoàn vĩ đại, những công ty sẽ tồn tại cả trăm năm cũng được nhiều người bày tỏ. Có lẽ giới doanh nhân quen với biểu tượng Thánh Gióng nên luôn muốn cái gì đó thật lớn lao, muốn xây cái gì cũng muốn xây thật nhanh🌳, thật to, thật hoàng tráng?
Cá nhân tôi nghĩ ước mơ Thánh Gióng, ước mơ về tập đoàn kinh tế tư nhân, ước mơ thương hiệu toàn cầu quá xa vời với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện tại. Tất cả những tham vọng này đều nằm ngoài tầm ꦗvới của hầu hết tất cả chúng ta. Việc phát triển doanh nghiệp phụ thuộc vào mặt bằng chung của nguồn nhân lực. Chất lượng của các doanh nghiệp phần nào tương xứng với trình độ dân trí, trình độ doanh trí người Việt Nam.
Theo tôi, việc phát triển nguồn lực, tạo dựng con người, tạo dựng thể chế, thiết chế và nền tảng cho doanh nghiệp cần phải được xây dựng từ từ, từng bước, không thể sớm muộn nhảy vọt ngay được. Doanh nhân nên biết mơ ước nhưng lại phải sống với thực tế. Hầu hết các doanh nhân đang mải mê vật lộn với những khó khăn thách thức muôn thuở của các doanh nghiệp như nhân sự, tài chính, vốn, công nợ, bán hàng… 𝔍Và họ ngày đêm quay cuồng với câu hỏi ngày nào cũng xuất hiện trong đầu, tìm đâu ra nhân sự, tìm đâu ra nguồn vốn, tìm đâu ra thị trường.. Và khi mối lo còn chất chồng như vậy thì thì giờ đâu, điều kiện nào để họ nghĩ đến những ước mơ xa vời kia.
Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử𝓡 trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi giặc Ân tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã că🔥ng nứt chỉ. Dân làng liền đóng góp cơm gạo để nuôi chú. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về ♈trời. Và để nhớ công ơn, dân làng lập đền thờ ông. |
Trong con mắt của tôi, giới doanh nhân chỉ như những đứa bé 6 tuổi chân đất, đầu trần, áo vá chứ không phải là hình tượng Thánh Gióng khổng lồ - mình mặc giáp sắt, cưỡng ngựa sắt phun ra lửa. Một người bạn là doanh nhân khá thành đạt từng nói với tôi rằng: “Chúng ta hầu hết đều mắc bệnh cꦚăng cơ… bởi vì lúc nào chúng ta cũng phải gồng mình lên”. Có lẽ điều đó phần nào thể hiện đúng về doanh nhân hiện nay.
Nếu nhìn nhận thật sự nghiêm túc thì sẽ thấy rằng việc phát triển các tập đoàn, dù là Nhà nước hay tư nhân cũng không thể thành công nếu thiếu một cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả, t🍸hiếu một nguồn nhân lực giỏi hậu thuẫn. Chính những SMEs đó mới là những vệ tinh, là những tế bào kinh doanh cơ bản nhất, là nền tảng, là môi trường để từ đó, các tập đoàn l༒ớn được hình thành và phát triển.
Những Microsoft, Google, hay Toyota, Honda đều hình thành từ những doanh nghiệp nhỏ ꦇnhưng sáng tạo chứ không phải nhờ những quyết định hành chính. Các tập đoàn cũng không thể tự tồn tại nếu không có cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ, đảm nhiệm các chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ, nguyên liệu, gia công cho nó. Cũng giống như không thể có một thành phố lớn nếu không có những thành phố vệ tinh, những khu công nghiệp, những khu sản xuất, vùng đất nông nghiệp xung quanh.
Tôi nghĩ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hiện nay mới là yếu tố quan trọng nhất cho việc phát triển nền kinh tế vững chắc và bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm cách trở thành những 🌼Small Giants, những doanh nghiệp bé nhỏ nhưng vững chắc, hiệu quả và xuất sắc, tìm cách xây dựng môi trường là🥂m việc tốt với chế độ phúc lợi hợp lý cho nhân viên, từ đó, tạo ra môi trường sáng tạo, năng động và hiệu suất làm việc cao, để đóng góp cho xã hội, và nhờ đó, doanh nhân được hưởng phần của chính mình…
Nhưng đến đây, tôi lại chợt nghĩ 🐬liệu các doanh nghiệp làm xong việc rồi có phải về trời như Tháng Gióng không? Tôi tin là không.
Nguyễn Cảnh Bình
Giám đốc Công ty Alpha Books