Khủng hoảng niềm tin khiến do🐷anh thu phí bảo hiểm toàn thị trường giảm lần đầu tiên vào qu🀅ý II/2023 và đến nay vẫn chưa thể phục hồi.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường vẫn ghi nhận mức tăng trưởng âm tro💝ng 3 tháng đầu năm nay, khi giảm 5,2% so với cùng kỳ. So với quý cuối năm ngoái, tốc độ giảm doanh thu phí bảo hiểm chậm hơn, nhưng vẫn là quý thứ 4 liên tiếp đi lùi.
Doanh thu sụt giảm, nhưng tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm tính tới cuối tháng 3 vẫn tăng 11%, ước đạt hơn 930.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 777.000 tỷ đồng, tăng gần 9%.
Hiện, cả nước có 82 doanh nghiệ൩p bảo hiểm, trong đó có 19 công ty bảo hiểm nhân thọ và 31 đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ.
🍌Năm ngoái, doanh thu phí thị trường bảo hiểm cũng giảm hơn 8,3%, lần đầu tiên đi lùi sau 10 năm. Trong đó, thu từ bảo hiểm nhân thọ giảm gần 13%, bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 3%.
T♔rả lời chất vấn hôm 18/3, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nhu cầu của người dân mua bảo hiểm nhân thọ để tích lũy, đảm bảo cho cuộc sống lâu dài giảm đi. Nguyên nhân do đời sống khó khăn hoặc do họ tìm thấy kênh đầu tư khác tốt hơn.
Thực tế, thị trường bảo hiểm, nhất là kênh bán qua ngân hàng (bancassurance), vừa q🍃ua tăng꧅ trưởng nhanh, song xuất hiện nhiều mặt trái. Chẳng hạn, ngân hàng ép khách vay mua kèm bảo hiểm hoặc đánh tráo khái niệm giữa sản phẩm này với gửi tiết kiệm.
Năm nay, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có hai đơn vị b🤪án sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư với ngân hàng. Cùng với thanh tra, cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm trường hợp phát hiện các đại lý bảo hiểm sai phạm.
Trước đó, 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bán sản phẩm liên kết đầu tư đã bị thanh tra trong hai năm qua. Sau thanh tra, bộ này kiến nghị xử lý tài chính 21.000 tỷ đồng, xử phạt hành chính hai doanh nghi💃ệp 310 triệu đồng.
Phương Dung