Từ trước năm 1975, điện ảnh Việt Nam đã có những phim kinh dị đầu tiên như Lệ đá, Những con ma nhà họ Hứa hay Giỡn mặt tử thần. Bẵng đi một thời gian dài, năm 1992, bộ phim Ngôi nhà oan khốc của đạo diễn Lê Mộng Hoàng đem về những thành công đầu tiên cho thể loại này với doanh thu bán băng video lên tới hơn một tỷ đồng. Sau đó, Xác chết trên cao nguyên và Chiếc mặt nạ da người ra mắt giữa thập niên 1990 thất bại, khiến phim kinh dị nước nhà dần chìm vào quên lãng. Những năm 2000, thể loại này trở lại với các đại diện như Mười (hợp tác với Hàn Quốc), Ngôi nhà trong hẻm - Suối oan hồn nhưng chất lượng không cao.
Trailer phim "Đoạt hồn" |
|
Vì nhiều nguyên nhân, phim kinh dị Việt Nam thường chưa khai thác đến tận cùng chất kinh dị. Phần hóa trang, kỹ xảo và âm thanh gần như rất sơ sài và không tạo được hiệu ứng rùng rợn. Đầu năm nay, bộ phim có yếu tố kinh dị, rùng rợn là Quả tim máu của đạo diễn Victor Vũ đạt thành công lớn về thương mại khi thu được 85 tỷ đồng. Hè năm nay, khán giả tiếp tục được thưởng thức một bộ phim kinh dị nữa của điện ảnh nước nhà là Đoạt hồn, do Hàm Trần đạo diễn.
Đoạt hồn♛ là câu chuyện về Ái, một bé gái 8 tuổi bị trượt chân xuống sông và mất tích. Một tuần sau, chú cô bé là một cảnh sát, tìm thấy xác cháu gái tại một vùng quê. Khi người chú tới nhà xác nhận thi thể thì cô bé bỗng dưng ngồi bật dậy. Gia đình họ Vương, người nhà của cô bé, mừng rỡ khi con gái trở về từ cõi chết. Tuy nhiên từ khi bé Ái về nhà, nhiều sự việc kỳ lạ xảy ra trong gia đình họ Vương. Họ nhận ra rằng cô bé 8 tuổi đã bị một bóng ma bí ẩn đoạt hồn…
Cùng xuất thân là một đạo diễn Việt kiều như Charlie Nguyễn hay Victor Vũ, Hàm Trần từng gây ấn tượng với bộ phim đầu tiên thực hiện tại Việt Nam vào năm ngoái - Âm mưu giày gót nhọn. Trước đó, anh đã làm dựng phim cho rất nhiều tác phẩm như Để Mai Tính, Cú và Chim se sẻ, Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng hay Long Ruồi… Với thế mạnh là ngôn ngữ kể chuyện qua việc dựng phim, Hàm Trần đã tạo được không khí rùng rợn cho Đoạt hồn💯 từ phân đoạn đầu tiên với hình ảnh một cô gái tã tượi chuẩn bị nhảy cầu tự tử.
Tư duy của một nhà dựng phim đã hỗ trợ cho Hàm Trần rất nhiều ở khâu đạo diễn. Cách ráp nối các phân đoạn, cảnh quay của Đoạt hồn rất mượt mà. Phim có nhiều góc máy độc đáo, tạo được cảm xúc, dẫn dắt được tâm lý của nhân vật và gieo rắc sự tò mò cho khán giả. Âm thanh cũng là một trong những yếu tố nổi bật ở Đoạt hồn.
🦩 Phim kinh dị đòi hỏi âm thanh phải có sự kết nối chặt chẽ với hình ảnh để tạo hiệu ứng sợ hãi và bộ phim này đã đạt được điều đó. Một bài hát ru, tiếng tĩnh lặng trong căn phòng buổi đêm hay đơn giản là những âm thanh đời thực ở một vùng quê hẻo lánh đã gợi nên một vẻ ma quái, âm u.
Một thành công nữa của Hàm Trần trong Đoạt hồn là dàn diễn viên. Phim quy tụ được tới 5 thế hệ diễn viên - Kiều Chinh thành danh trước năm 1975, Thương Tín từ thập niên 1980, Ngọc Hiệp - Minh Trang của thập niên 1990, Trần Bảo Sơn những năm 2000 và bốn diễn viên trẻ Nhung Kate – Hồng Ân – Thanh Mỹ - Suboi thuộc thế hệ tương lai. Trong Đoạt hồn♈, diễn xuất của dàn diễn viên rất đồng đều và không có ai nổi trội hơn ai. Tất cả đều góp những “hơi thở” rất riêng, tạo nên nhiều mảnh ghép trong bầu không khí chung của bộ phim.
♎ Đặc biệt, diễn xuất của diễn viên nhí Thanh Mỹ sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Từ trước đến nay, các diễn viên thiếu nhi trong phim Việt vẫn bị nhiều người đánh giá là khá gượng gạo, nói thoại như “đọc bài” nhưng Thanh Mỹ là một diễn viên đầy hứa hẹn cho điện ảnh Việt Nam. Trường đoạn cô bé Ái từ từ ngồi dậy trong nhà xác và những chuyển biến tâm lý khi bị “đoạt hồn” rất thu hút và có sức thuyết phục.
Xét về yếu tố rùng rợn, kỹ xảo thì Đoạt hồnꦯ có “chất” hơn hẳn những phim được gắn cụm từ “kinh dị” trước đây của Việt Nam. Tuy nhiên, "đứa con tinh thần" của đạo diễn Hàm Trần khó tránh khỏi những hạn chế.
Nội dung phim khá dễ đoán với những mắt xích, đường dây và kịch tính điển hình trong hàng trăm phim kinh dị khác. Nhiều màn hù dọa bị lặp lại và dễ tạo hiệu ứng ngược - gây cười chứ không gây sợ hãi. Đặc biệt, Đoạt hồn🅘 vẫn không thoát khỏi “bệnh chung” của phim Việt là “đầu voi đuôi chuột” - cách gieo rắc vấn đề mở đầu rất thú vị, rất hấp dẫn và gây tò mò nhưng cách xử lý đoạn kết lại khá lúng túng, đi vào lối mòn và không tương xứng với những gì thể hiện suốt chiều dài trước đó. Những vấn đề phức tạp của chuyện kiểm duyệt và cách phân loại khán giả còn khá hạn chế ở Việt Nam cũng là một thử thách mà Hàm Trần chưa vượt qua được, thể hiện rõ nhất ở kết thúc phim.
Đoạt hồn khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 18/7.
Nguyên Minh