Hà An
Chiều 18/9, Hà Nội chào đón Nguyễn Ngọc Tư bằng cái mát mẻ, dễ chịu vừa đủ của những ngày giữa thu. Người con của xứ Cà Mau quanh năm nắng nóng nói: “Ông trời ổng cũng thương mình hay sao đó” rồi nở nụ cười hồn hậu. Nhưng sự chiều chuộng của thời tiết chưa bằng sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo độc giả, bạn bè, nhà văn, nhà báo - những người có mặt tại Hội trường Trung tâm triển lãm Giảng Võ trong buổi giao lưu “Nguyễn Ngọc Tư - từ Cánh đồng đến Dòng sông”. Tình yêu, sự cảm mến văn chương của tác giả "Cánh đồng bất tận" đã kết nối nhiều tâm hồn độc giả với nhau.
Nguyễn Ngọc Tư cùng các diễn giả tại buổi ra mắt sách. Ảnh: Xuân Thủy. |
“Sông” là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư, được đánh giá là một sự thay đổi ngoạn mục của chính chị trong hành trình văn chương. Lần thứ hai ra mắt sách, Nguyễn Ngọc Tư vừa lúng túng vừa thành thật: “Mọi người hỏi sao thì mình trả lời đó, dễ hơn là cứ ngồi nói vì không biết nói gì”. Ngu𝄹yễn Ngọc Tư chỉ giới thiệu ngắn gọn: “Sông” đơn giản là câu chuyện của thằng bé 🐲nào đó, một hôm làm mất trái bóng. Nó đi tìm kiếm trái bóng, trải qua hành trình cực khổ. Rồi cuối cùng, nó phát hiện ra cái thứ nó tìm kiếm không phải là trái bóng mà là một điều gì đó mông lung chính nó cũng không biết rõ. Nguyễn Ngọc Tư cũng chia sẻ, nhân vật Ân trong tác phẩm “hơi đồng tính, mê đàn bà nhưng vẫn thích các bạn nam hơn”.
Bạn bè, độc giả, những nhà phê bình đã đọc “Sông” giúp Tư làm rõ thêm về "đứa con tinh thần" dài hơi đầu tiên của chị. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tóm tắt, nhân vật tên Ân bắt đầu hành trình trên con sông Di, nhưng càng đi càng lần ngược trở lại quãng đời của mình khi còn rất trẻ. Cứ mỗi một khúc quanh của sông, những cảnh sống bên sông mở ra thì Ân lại nhìn thấy những chặng khác nha꧙u của cuộc đời mình trong quá khứ: thời kỳ Ân làm việc ở nhà xuất bản, những người bạn, gia đình, mẹ, ám ảnh về những người phụ nữ và mối tình với người bạn trai tên Tú.
Nhà văn trẻ Mai Anh Tuấn - người đã đọc khá kỹ càng tiểu thuyết “Sông” - ౠcho rằng “Sông” là sự hợp thức giữa tiểu thuyết và lối viết du khảo. Cứ mỗi nơi nhân vật đi qua đều để lại tên người, tên đất. Con người dấn về phía trước còn những địa danh lùi lại phía sau. Sông Di vì thế có thể coi là một thực thể vùng miền. Nhưng mặt khác, sông Di cũng là con sông trong tâm tưởng. Nhân vật xuôi theo dòng sông thực thể nhưng lại đi ngược con sông tâm tưởng. Cũng theo Mai Anh Tuấn, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chứa đựn𓄧g cảm thức của giới trẻ về sự biến mất, nhưng biến mất là để trục vớt ký ức của mình. Tất cả những dạng thức phượt thị dân hay yếu tố đồng tính xuất hiện trong tác phẩm chỉ là cái vỏ mà qua đó thể hiện việc con người đi tìm kiếm khả năng tự nhận thức. Theo Mai Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã bớt đi giọng điệu thương cảm trong các tác phẩm trước đó để viết bằng giọng văn sắc lạnh hơn, đáo để hơn.
Dù đã đọc hay chưa đọc tác phẩm, vấn đề đồng tính vẫn là cái “vỏ” ngay l🍃ập tức thu hút sự chú ý của nhiều người. Một độc giả hỏi Nguyễn Ngọc Tư về quan niệm cho rằng, một số tác giả trẻ hiện nay🦩 thường có xu hướng lồng chủ đề đồng tính, sex vào trong tác phẩm như một yếu tố câu khách. Nguyễn Ngọc Tư trả lời, chị không thể nói gì về cách thức sáng tác của những nhà văn khác. Với chị, đơn giản, người đồng tính cũng có một đời sống rất bình thường. Cái mang đến sức hấp dẫn lớn nhất với một nhà văn khi nhìn nhận một người đồng tính là những tâm tư ẩn ức và khát khao được sống như chính mình của họ. Nguyễn Ngọc Tư “cần nhiêu đó thôi”, những cái khác để cho người khác viết. Đó chính là lý do trong "Sông", mối quan hệ đồng tính chỉ được thể hiện bằng ký ức và đặc biệt không có sex. Đó là một cách xử sự của Nguyễn Ngọc Tư với chất liệu văn chương mà chị chọn.
Đông đảo độc giả có mặt tại buổi ra mắt "Sông". Ảnh: Xuân Thủy. |
Có mặt tại buổi giao lưu, dịch giả Lê Bá Thự hỏi, con sông Di có phải là con sông nào của vùng sông nước Nam Bộ nơi Tư sinh sống. Nguyễn Ngọc Tư cho biết, sông Di giống như tất cả những dòng sông khác. Trong tác phẩm, nó là bối cảnh cho nhân vật đi, để từ trên con sông đó mà kể lại nhữ🌟ng câu chuyện đời. Một con sông chảy rất tự nhiên như nhân vật luôn hy vọng được sống tự nhiên. Vì thế, những ai chờ đợi để khám phá một bối cảnh đời sống sông nước Nam 🥂Bộ hay những mã văn hóa Việt trong “Sông” có thể sẽ phần nào thất vọng.
Không ít độc giả tại buổi giao lưu nhận xét, văn chương của Nguyễn Ngọc Tư cơ bản là buồn. Nguyễn Ngọc Tư cho biết, buồn là một tính cách của chị, vô thức mà đưa vào trong tác phẩm. “Đen. Buồn. Khùng”, Tư kể, chị giới thiệu về chính mình trên trang cá nhân như thế. Nhà văn Ngô Thảo hỏi Nguyễn Ngọc Tư: “Liệu có khi nào Tư trăn trở đến việc tác phẩm của mình khiến cho người đọc buồn hay không?”. Nguyễn Ngọc Tư hồn nhiên trả lời: “Viết là để cho mình sướng, còn khổ là do mọi người chuốc lấy đấy chứ!”, rồi chị lại cười tít mắt. Văn thì buồn đấy, nhưng Nguyễn Ngọc Tư ở ngoài đời lại thể hiện sự lạc quan. Suốt 🐻buổi ra mắt sách, Nguyễn Ngọc Tư không ngớt cười. Ở chị toát lên cái hồn nhiên, tự do và chân thành, từ những câu trả lời lúng túng, nhát gừng cho đến nụ cười thoải mái, không màu mè, kiểu cách.
Nguyễn Ngọc Tư ký tặng độc giả và trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: Xuân Thủy. |
Hỏi Nguyễn Ngọc Tư, từ “Cánh đồng đến Dòng sông”, chị mang theo gì và bỏ lại gì, Tư trả lời: “Mình bỏ lại Cánh đồng”. Chị giải 💯thích, trong khi mọi người cứ nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư là chỉ nghĩ đến “Cánh đồng bất tận”, thì bản thân chị - một nhà văn - lại không cho phép mình dừng ở đó. “Như thế, nó giống như con sông không chảy được, hay như một thứ quả nhựa trên cây. Mình đã đi xa, phải thay đổi, chỉ có độc giả là vẫn ở đó để nói về những điều đã cũ”. Sự thay đổi của Nguyễn Ngọc Tư từ tru🐟yện ngắn sang tiểu thuyết, từ văn phong nhẹ nhàng, nhiều xa xót sang sự sắc lạnh, theo chị là một lẽ tất nhiên.
Nhân vật trong “Sông” trải qua một hành trình tìm kiếm, vậy Nguyễn Ngọc Tư tìm kiếm gì cho chính mình khi viết tác phẩm này? Trả lời câu hỏi của một độc giả, nữ nhà văn cho biết, chị tìm kiếm một khả năng làm việc mà trước giờ💝 nghĩ mình không làm được và chị muốn “khám phá ra những điều ẩn giấu trong con người mình để xài cho hết”. Nguyễn Ngọc Tư tin viết văn là thứ duyên trời cho, vì thế chị muốn tận dụng, không để phí. "Một khi hết duyên thì sẽ không viết nữa mà 'đi chỗ khác chơi' (chữ dùng của nhà văn Trang Thế Hy). Văn chương vô duyên sẽ khiến cho bạn đọc mệt mỏi".