Doanh nghiệp tôm Việt Nam đang đối mặt với nhiều 😼khó khăn. |
Chủ tịch VASEP Hồ Quốc Lực cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa quyết định chưa thay đổi chính sách đối xử với các bị đơn hưởng mức thuế suất riêng (bị đơn tự🃏 nguyện mục A) thuộc nền kinh tế phi thị trường trong vụ kiện chống bán phá giá tôm.
Như vậy, các doanh ng🐠hiệp tôm độc lập của Việt Nam vẫn còn cơ hội hưởng mức thuế riêng rẽ🍸 trong vụ kiện này.
Hôm 3/6, DOC đã tiến hành lấy ý kiến về việc có nên tiếp tục cho phép những doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện thuộc các nền kinh tế phi thị trường được hưởng mức thuế riêng rẽ (separate rate) hay áp dụng chung một mức thuế cho toàn quốc (country-wide rate). Theo người đứng đầu Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), sau thời gian tiếp nhận văn bản giải trình của các bên liên quan, DOC quyết định tạm thời chưa thay đổi chính sách hiện hành với vụ kiện tôm. “DOC sẽ tiếp tục cân nhắc bỏ hay không bỏ cách tính thuế riêng rẽ với các bị đơn tự nguyện thuộc nền kinh tế phi thị trường. Song những thay đổi (nếu có) tạm thời chưa áp dụng với vụ kiện tôm, mà có thể sẽ bắt đầu tiến hành ở các vụ kiện bán phá giá sau này”, ông Lực nói thêm.
Bản giải trình của Uỷ ban Tôm Việt Nam (VSC) do Công ty Willkie Farr & Gallagher gửi tới DOC đã cực lực phản đối dự định thay đổi chính sách đối xử này. “Thật khó tin rằng quý bộ đang cân nhắc lại chính sách mức thuế riêng rẽ khi mà quá trình đổi mới theo hướng nền kinh tế thị trường của Việt Nam cũng như nhiều nước có nền kinh tế phi thị trường khác đang gặt hái nhiều thành công. Và có một thực tế hiển nhiên là nếu thay đổi, bộ sẽ đối xử với các công ty độc lập cay nghiệt hơn cách đối xử mà chính bộ đã dành cho những doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia này vào thời cao điểm của chiến tranh lạnh”. Có 2 lý do mà DOC đưa ra để cân nhắc lại chính sách thuế là thiếu nguồn lực và khó có thể tính toán chính xác các biên độ thuế chống bán phá giá cho từng doanh nghiệp độc lập của nền kinh tế phi thị trường. Theo VSC, DOC có thể dễ dàng khắc phục điều này nếu thực hiện 5 đề xuất. Trước hết, DOC cần bỏ cách tính country-wide rate và áp dụng chung một cách tính toán cho cả hai cơ chế kinh tế thị trường và phi thị trường. Thứ hai, cần bảo lưu giả định về sự tham gia điều tiết của chính phủ. Thứ ba, chấp thuận giả định về tính độc lập của các bị đơn tự nguyện. Thứ tư, giảm số lượng câu hỏi trong mục A cho các bị đơn tự nguyện. Và cuối cùng, nếu không thực hiện được cả 4 điều trên thì DOC không nên thay đổi bất cứ điều gì, mà hãy bảo lưu cách tính toán bao gồm cả country-wide rate và separate-rate. |
Theo bà Đinh Ánh Tuyết, Giám đốc Công ty Luật IDVN (đại diện cho Công ty Willkie Farr & Gallagher tại Việt Nam), nếu DOC thuận theo đề nghị của nguyên đơn và thống nhất áp dụng country-wide rate cho các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế phi thị trường thì đây không phải là tổn thất của riêng ngành tôm mà tất cả các lĩnh vực xuất khẩu khác của Việt Nam. “Thuế country-wide đương nhiên là bất lợi, bởi DOC sẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào tài liệu của nguyên đơn. Các luật sư đang nỗ lực hết mình để có thể bảo vệ lý lẽ trước DOC, thuyết phục cơ quan này không thay đổi chính sách thuế, hoặc thậm chí cải thiện hơn chính sách này”, bà nói thêm.
Cũng theo bà Tuyết, chưa bao giờ DOC lại bổ sung nhiều lần và nhiều câu hỏi gửi tới các bị đơn đến như vậy. Thậm chí ở nhóm câu hỏi mục A, đã phải bổ sung đến 2-3 lần. “Khối lượng công việc đè nặng lên vai doanh nghiệp. Tất cả số hồ sơ mà mỗi bị đơn tự nguyện phải chuẩn bị cho vụ kiện có thể chứa đầy một phòng làm việc”, bà chia xẻ khó khăn với doanh nghiệp. Theo bà, việc bổ sung nhiều lần gây lúng túng cho bị đơn, song đến 14/6 vừa rồi, các doanh nghiệp đã hoàn thiện toàn bộ hồ sơ gửi sang DOC.
“DOC phải bổ sung nhiều lần như vậy, có lẽ là do vụ kiện quá phức tạp. Nếu như vụ cá basa, chỉ có duy nhất một mặt hàng filê đông lạnh và cũng chỉ có 1 bị đơn thì ở vụ tôm, có tới 6 nước bị kiện và vô số chủng loại mặt hàng khác nhau”, Chủ tịch Uỷ ban Tôm Việt Nam (VSC) Nguyễn Văn Kịch trao đổi với VnExpress.
Theo ông Kịch, dù đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình diễn ra vụ kiện, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và 6 nước bị đơn nói chung cũng có được nhiều thuận lợi, mà trước hết là những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ trong lòng nước Mỹ. “Chưa bao giờ lại có một cuộc chiến gay gắt như vậy ngay trong nội bộ nước Mỹ, giữa đa số các nhà chế biến, phân phối và tiêu dùng mặt hàng tôm với thiểu số những người câu tôm ở 8 bang miền Nam. Thậm chí, họ còn phản đối vụ kiện mạnh mẽ hơn cả 6 nước bị đơn”, ông Kịch nói thêm.
Một diễn biến thuận lợi khác đó là quyết định lựa chọn thị trường thay thế của DOC. Cơ quan này đã không chấp nhận đề xuất của nguyên đơn mà chọn Bangladesh cho Việt Nam, Ấn Độ cho Trung Quốc. Các nước có nền kinh tế thị trường cũng đang đấu tranh để được chọn Canada làm thị trường so sánh. Trong đơn kiện, SSA đề nghị DOC lấy Ấn Độ làm nước thay thế cho cả Việt Nam và Ấn Độ, còn 4 nước có nền kinh tế thị trường sẽ lấy Nhật Bản làm nước để so sánh. “Nếu DOC xem xét vụ việc một cách công tâm và công bằng, thì hy vọng thuế suất đánh vào tôm Việt Nam sẽ không lớn lắm. Bởi trên thực tế, giá tôm của Bangladesh thấp hơn giá thành của Việt Nam khoảng 30-40 cent/pound”, một chuyên gia về luật của Việt Nam dự đoán.
Vào lúc này, để lấy lòng Washington, Indonesia đang tuyên bố sẽ tăng thuế với tôm nhập khẩu từ 6 nước đang phải hầu kiện chống bán phá giá tại Mỹ, sau nhiều lần doạ đóng cửa hoàn toàn với các "đối tác" này.
Trong một vụ kiện bán phá giá tại Mỹ, bảng questionares sẽ gồm 4 nhóm câu hỏi: A, B, C và D. Nhưng nếu bị đơn là nước có nền kinh tế phi thị trường, bảng🏅 này chỉ g🧜ồm 3 nhóm: A, C và D (không có các câu hỏi nhóm B). Cụ thể: - N🌸hóm A: Nếu là nền kinh tế thị trường, các câu hỏi nhóm này sẽ tập trung vào quan hệ của doanh nghiệp bị đơn với đối tác Mỹ. Ngược lại, nếu xác định là nền kinh tế phi thị trường, các câu hỏi sẽ xoáy vào quan hệ của doanh nghiệp đó với Chính phủ của mình. - Nhóm B (chỉ dành cho trường hợp có nền kinh tế thị trường): Các câu hỏi sẽ xoáy vào tình hì🌠nh bán hàng của doanh nghiệp tại thị trường nội địa cũng như lượng hàng xuất sang một nước thứ 3 (không phải Mỹ). - Nhóm C: Nội dung của các câu hỏi nhóm này giống nhau đối với cả hai trường hợp, tập trung hỏi về sản lượng của doanh nghiệp, doanh số xuất sang Mỹ, cách ký kết hợp đồ൩ng xuất khẩu, thời giaജn giao hàng... - Nhóm D: Theo các chuyên gia, đây là phần câu hỏi quan trọng nhất của DOC, nhཧằm điều tra về cơ cấu chi phí sản xuất. Mỹ rất tin vào yếu tố giá nguyên liệu trong cơ cấu giá thành, vì vậy các câu hỏi nhóm D dành cho trường hợp có nền kinh tế thị trường sẽ xoáy sâu vào vấn đề này. Tuy nhiên, nếu là nền kinh tế phi thị trường, các câu hỏi sẽ tập trung vào khối lượng nguyên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất, chế biến (vì họ nghi ngờ có yếu tố bao cấp của Chính phủ). |
Song Linh