Theo Trung tâm báo tin động đất và cả🅷nh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 8h05 tại huyện Mỹ Đức♏ xuất hiện động đất 4 độ, độ sâu khoảng 16 km, khiến nhiều người dân tại nội thành Hà Nội cảm nhận được rung lắc 3-5 giây. Cấp độ rủi ro thiên tai bằng 0.
Chia sẻ với VnExpress, PGS.TS Nguyễꦅn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn Viện Vật lý địa cầu, nhận định nguyên nhân bước đầu là động đất kiến tạo, gây ra bởi đới đứt gãy tự nhiên (một hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ Trái Đất. Thông thường đứt gãy thường xảy ra tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định).
Theo PGS Phương, động đất tại Mỹ Đức xảy ra do nằm cách đới đứt gãy sông Hồng chỉ khoảng 1,8 km - là nguồn phát sinh động đất, chạy cắt qua ranh giới địa phận TP𓆉 Hà Nội. Đây là đứt gãy kéo dài đến hơn 1.000 km bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chạy xuống ﷺđến miền Bắc Việt Nam, kéo dài đến Vĩnh Phúc.
Đứt gãy này đang trong thời kỳ ngủ yên và kỷ nguyên này kéo dài khoảng vài nghìn năm, theo dự báo các chuyên gia. Do🦄 đó dọc theo đới đứt gãy🔴 này chỉ phát sinh những trận động đất trung bình hoặc nhỏ.
Tại Việt Nam, đến nay ghi nhận chỉ phát 🔜sinh khoảng gần 30 trận động đất nhỏ với độ lớn khoảng 3 đến 4 độ. "Theo thang độ lớn mô men, các trận động đất 🌳này không vượt quá 6 độ, do đó không gây ra đổ nhà cửa hoặc thiệt hại về người", ông Phương nhấn mạnh.
PGS Phương cho biết thêm, động đất ở Mỹ Đức khác với loại động đất kích thích từng xảy ra tại huyện Kon Plông༺, tỉnh Kon Tum. Động đất kích thích do con người tác động vào môi trường, cụ thể xảy ra khu vực thủy điện có hồ chứa lớp ép xuống gây trận động đất kích thích. Còn động đất ở Hà Nội phát sinh trên đới đứt gãy sông Hồng, do thiên nhiên gây ra những vết nứt sâu trên bề mặt Trái Đất, được ví như "họng để thoát năng lượng từ dưới lòng đất ra ngoài, thể hiện dưới dạng động đất, gọi là động đất kiến tạo".
Vì không hoạt động mạnh nên động đất kiến tạo tại Mỹ Đức không gây nguy hi🐽ểm. Song ông khuyến cáo người dân vẫn cần cảnh giác. Hiện Viện Vật lý địa cầu đang theo dõi dư chấn sau động đất.
TS Nguyễnဣ Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, lý giải quy luật động đất do các đứt gãy sinh chấn ở vù♔ng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy cho thấy, thường là hàng trăm năm, hoặc năm bảy trăm năm, mới xảy ra trận động đất mạnh. Cần nghiên cứu phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy hiểm động đất chi tiết hơn, khu vực Hà Nội cần thực hiện đánh giá rủi ro động đất.
Ông cũng đề xuất thiết🐭 lập một số thiết bị quan trắc ở các nhà cao tầng ở thành phố để đánh giá định lượng mức độ rung lắc do các trận động đất gây ra.
Chuyên gia cho biết, rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất, ngay cả Nhật Bản, c🧸ác nhà khoa học cũng không biết được ngày mai có xảy ra hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể dự báo được độ lớn của động đất ở khu vực đó, hay đạt mức cực đại là bao nhiêu. "Do đó người dân cần theo dõi các thông tin chính thức để ứng phó kịp thời", PGS Phương nói.
Như Quỳnh