Theo khảo sát của CreditCards.com, năm 2022, 59% cho biết cho người trong gia đình hoặc bạn bè vay tiền là một trải nghiệm tiêu cực. Khoảng 42% bị mất tiền vì cho vay không thể đòi lại được, 26% cho biết mối quan hệ với người vay bị ảnh hưởng tiêu cực và 9% cho hay có "động tay chân" với nhau vì việc này. Ở Việt Nam chưa có khảo sát nào về những rắc rối khi cho người thân, quen vay nợ, nhưng tình trạng này rất phổ biến.
Là một người từng mất bạn vì vay mượn tiền bạc, độc giả Thiet Hung chia sẻ: "Tôi cho người bạn thân, học cùng từ thời cấp ba, vay tiền. Lúc đó, 🧸bạn đang chức trưởng phòng kinh doanh của một công ty. Số tiền bạn vay của tôi là𒆙 2 triệu đồng, tương đương hơn 7 chỉ vàng lúc đó. Đây là số tiền tích lũy của vợ chồng tôi để trả công thợ (lúc đó chúng tôi đang xây nhà). Sau dăm ba lần năn nỉ, tôi đành gật đầu cho bạn mượn tiền, cũng nói rõ mục đích sử dụng số tiền đó để bạn chủ động trả nợ đúng hẹn.
Cuối năm, mùa đông, thợ của tôi chuẩn bị về ăn Tết nên cần được thanh toán tiền công. Giữa cái rét căm căm của miền Bắc, hai vợ chồng tôi đạp xe, bế theo con nhỏ, đến tận nhà bạn rất nhiều lần để xin trả nợ. Thế nhưng, bữa thì không có ai ở nhà, bữa thì bạn xin khất lần. Bí quá, chúng tôi lại phải đi vay chỗ khác để trả trước tiền cho thợ. Có đêm, tôi đến nhà bạn, gọi cửa thì thấy đèn trong nhà vụt tắt. Tôi thấy mình vì đòi nợ mà như ăn xin, tối ngày trầu trực ở nhà người khác.
Dù vợ không trách cứ câu nào, nhưng tôi thấy rất muối mặt, nên đành đến tận văn phòng công ty của bạn để đòi nợ theo kiểu mỗi lần một ít. Và để mang được chút tiền về, mỗi lần như thế tôi lại tốn thêm chầu nhậu. Ba năm trời ròng rã, cuối cùng tôi cũng đòi hết nợ, nhưng giá trị thực chỉ còn một nửa lúc trướౠc.
Trước dịch Covid, tôi tình cờ gặp lại bạn. Bạn rủ tôi đi nhậu, và dặn tôi đứng chờ. Hóa ra bạn về nhà đánh ôtô cách đó 200 m đi nhậu ở quán cách chừng 500 m. Bạn còn gọi thêm người, toàn là cấp dưới. Hỏi ra, tôi mới biết bạn đang là Phó tổng giám đốc một công ty. Trên bàn nhậu, bạn giới thiệu tôi và còn trách móc vì ngày xưa cho bạn vay ít tiền mà hai vợ chồng đeo bám, đòi suốt ngày. Ly bia đắng ngắt, mặt tôi sượng trân. Tôi coi như𒐪 mình mất một người𓄧 bạn từ đó".
>> Tôi chỉ một lần cho em vợ vay tiền
Cùng chung cảm giác tiêu cực khi phải xin xỏ đòi nợ từng đồng, bạn đọc Minh Duong kể về trường hợp của mình: "Năm 2011, tôi còn là một du học sinh, đi Đài Loan. Phải đến năm 2013, tôi mới cơ hội về nước thăm gia đình, bạn bè. Năm đó, iPhone 5 mới ra mắt, còn tôi vẫn đang dùng iPhone 4. Ở Việt Nam khi ấy, mua được iPhone cũng không hề dễ dàng, xách tay từ nước ngoài về là thứ nhiều người tính đến. Bạn thân của tôi thời đại học có nhờ mua hộ một chiếc iPhone 5 cũ, hứa hẹn rằng đã chuẩn bị đủ tiền. Tới ngày về, bạn nói nhà có chuyện đột xuất cần giải quyết, nên đã tiêu hết số tiền đó, gấp gáp và chưa xoay được để trả. Bạn xin khất và hứa hẹn tới trướ♔c hôm tôi bay sang Đài Loan sẽ gửi trả.
Nghĩ tới tình cảm bốn năm ở cùng nhau, từng chịu chung cảnh cuối tháng vé𝔍t được 2.000 đồng đi mua cà chua, khoai tây về nấu ăn, rồi cùng nhau đạp xe từ Mai Động ra bến xe Giáp Bát chở bao gạo 25 kg nhà bạn gửi từ Thái Bình lên, nên tôi đồng ý 🅘cho bạn nợ tiền. Trước hôm tôi ra sân bay, tôi hỏi thì bạn nói sẽ lên nhà tôi chơi, tiện mang tiền trả luôn.
Hôm sau, bạn tới chơi thật, không khí rất vui vẻ, chúng tôi cùng ăn cơm và bạn theo xe đưa tôi ra sân bay. Tới lúc này, bạn mới nói thật là chưa đủ tiền, và đưa tạm cho tôi trước 1 triệu đồng, xin nợ chỗ còn lại và sẽ cố gắng xoay trả sau. Nghe vậy, tôi có cảm giác như mình bị lừa. Nhưng nể bạn nên tôꦕi cũng đồng ý cho bạn nợ thêm một tháng.
Thời gian hẹn đến và bạn lại khất lần khấ🔴t lượt. Câu chuyện kéo dài tới hai năm sau, và tôi phải chủ động đòi rất nhiều lần. Tꦅhậm chí tôi còn phải nhờ các em ở nhà sang tận nhà bạn để lấy tiền hộ, mỗi lần vỏn vẹn 500.000 đến 1 triệu đồng. Mỗi lần nhắc lại chuyện này, tôi lại thấy khiếp sợ vì những ngày xin xỏ đòi nợ từng đồng".
Trong khi đó, không may mắn đòi lại được số tiền đã cho vay, độc giả Phan Thai chấp nhận mất cả trăm triệu đồng để giữ tình thân: "Tôi cũng vì cả tin mà mất rất nhiều tiền sau khi cho bạn bè, người thân mượn tiền. Điển hình là anh chị con bác ruột, hỏi mượn tôi 5 triệu từ năm 1997 (tương đương một cây vàng) để làm nhà. Đến nay đã 26 năm nhưng anh chị không hề nhắc đến món nợ này. Bản thân tôi cũng không dám đòi vì🔯 sợ mất đoàn kết, mất tình anh em, nhưng trong lòng vẫn luôn ấm ức.
Còn một người bạn cũng rất thân trong công việc mượn tôi 100 triệu đồng năm 2003 để mở công ty. Sau đó, người này tham gia cá độ và mất trắng cả côn🐽g ty lẫn nhà cửa, phải trốn nợ. Mấy năm sau, tôi có gặp lại bạn, nhưng thấy tình cảnh quá khổ sở, vợ chồng bỏ nhau, con cái đi tù, nên tôi xem như mất luôn khoản tiền đó.
Một người bạn khác từ thời đại học cũng tìm đến nhà tôi năm 2009 để hỏi mượn 5 triệu đồng, hứa mỗi tháng trả nợ 1 triệu, nhưng cuối cùng 'lời hứa gió bay'. Sau đó, bạn bị tai biến, nằm liệt giường. Tôi coi khoản tiền đó như quà biếu bạn luôn cho rảnh nợ, chꦡứ nghĩ bụng làm sao đòi đư🍸ợc?
Một bà cô trong họ mà tôi rất quý trọng cũng tới hỏi vay 5 triệu đồng. Lúc đó, tôi chỉ𒊎 còn có 4 triệu nên đưa luôn. Cô hứa sẽ trả sau hai tháng mà đến nay🅺 đã 10 năm vẫn không thấy đả động gì. Tôi gặp cô nhiều lần ở đám giỗ nhưng không đòi vì nể nang mất tình bà con. Cuối cùng, sau tất cả, tôi vẫn luôn là người mất tiền".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.