Dù Trung Quốc không công khai thừa nhận sự tồn tại của l🦂ực lượng "được gọi là dân quân biển" này, nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng🅰 đội quân hàng trăm tàu cỡ lớn với hàng nghìn thủy thủ đó là một phần không thể thiếu trong tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Họ cho rằng đội tàu sơn xanh và các thủy th🃏ủ được quân đội Trung Quốc (PLA) huấn luyện, trang bị và kiểm soát có thể nhanh chóng giúp Bắc Kinh tăng hiện diện ở các thực thể tranh chấp, nơi lực lượng chính quy gần như không thể chiếm được mà không gây ra đụng độ quân sự.
Lực lượng dân quân biển này tháng trước khiến dư luận c♌hú ý khi hơn 200 tàu vỏ sắt Trung Quốc tập trung ở bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Philippines cũng tuyên bố chủ quyền với bãi đá này và đã nhiều lần đòi Trung Quốc rút tàu.
Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) ở Singapore nóiꩵ họ chưa từng thấy hoạt động nào của Trung Quốc có quy mô như vậy trước đây.
"Sự việc ở bãi Ba Đầu có quy mô chưa từng có và đáng chú ý vì thời gian neo đậu kéo dài, với số tàu lớn nhất của Trun꧑g Quốc tập trung tại một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa và neo đậu ở đó v𝓀ài tuần", Samir Puri và Greg Austin, hai thành viên cấp cao của IISS, viết trên trang của tổ chức này tuần trước.
Philippines cho rằng sự hiện diện quy m🔯ô lớn của đội tàu dân quân biển này "mang tính đe dọa" các nước láng giềng. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lại biện hộ rằng các tàu trên là tàu cá đang "neo đậu để tránh thời tiết xấu".
Đại sứ quán Trung Quꦯốc tại Manila còn ra tuyên bố thẳng thừng hơn, nói rằng "không có lực lượng dân quân biển nào của Trung Quốc như cáo buộc".
Bất chấp sự phủ nhận của Trung Quốc, các nước phương Tây từ lâu đã nhất trí về vai trò của l꧒ực lượng mà Lầu Năm Góc gọi là Dân quân🔯 Biển Vũ trang Trung Quốc (PAFMM).
"PAFMM không đánh bắt cá", Carl Schuster, cựu giám đốc điều hành tại Trung tâm Tình báo Liên quân thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nói. "Họ được trang bị vũ khí tự động trên tàu, vỏ tàu được gia cố, khiến họ rất nguy hiểm khi chạm trán ở cự ly gần. Ngoài ra, các tàu này có tốc độ tối đa khoảngꦛ 18-22 hải lý/giờ, nhanh hơn 90% tàu cá trênღ thế giới".
Một 🍃số chuyên gia phương Tây gọi thành viên lực lượng dân quân꧅ biển này là "tiểu lam binh", ám chỉ màu sơn xanh trên vỏ tàu cũng như phản ánh tính chất quân sự của họ.
"Bắc Kinh đã sử dụng lực lượng dân quân biển để tranh đoạt chủ quyền của🐭 các quốc gia khác và thực thi các yêu sách trái pháp luật", một báo cáo hồi tháng 12 của nhóm chỉ huy Hải quân, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên Mỹ, nêu rõ.
"Dân quân biển là thành phần quan trọng của lực lượng vũ trang Trung Quốc và một phần của cái mà họ gọi là hệ thống lực lượng vũ trang nhân dân", Conor Kennedy và Andrew Erickson, hai chuyên gia hàng đầu của Mỹ về vấn đề này, viết cho Đại học Chiến tranh Hải quân năm 2017. "Đây là lực lượng được nhà nước tổ chức, phátಞ triển và kiểm soát, hoạt động theo chỉ đạo trực tiếp để thực hiện các hoạt động do nhà nước Trung Quốc bảo trợ".
Erickson cho biết dân quân biển được tích hợp với đội tàu cá Tr𒉰ung Quốc, vốn có quy mô lớn nhất thế giớꦉi với 187.000 tàu. Tuy nhiên, giới chuyên gia phương Tây không biết chính xác số lượng tàu vũ trang hiện có của PAFMM.
Dù với số lượng bao nhiêu, các chuyên gia tin chúng có thể đóng vai trò dẫn đầu đội tàu đánh cá lớn thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy y𒉰êu sách chủ quyền của Trung Quốc, bao gồm hoạt động ở Biển Đông.
"Trung Quốc thường giữ bí mật về Lực🥃 lượng Biển Thứ ba, sau hải quân và hải cảnh. Lực lượng này có đội ngũ có thể lên tới hàng chục nghìn người và hàng nghìn tàu, thậm chí nhiều hơn", Erickson nói.
Báo cáo năm 2020 của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc chỉ đề cập tới 84 tàu dân quân biển, tất cả được giao cho một đơn vị hoạt động ở đảo Hải Nam quản lý. Đơn vị này có tên là đại đội Đàm Môn, được thành lập năm 2016, thường xuyên được trợ cấp để hoạt độn🍬g ở quần đảo Trường Sa.
"Đơn v♚ị PAFMM này cũng là đơn vị chuyên nghiệp nhất của Trung Quốc. T🅷hành viên của họ được trả lương mà không cần tiến hành hoạt động đánh bắt rõ ràng nào và được tuyển mộ từ các cựu binh mới giải ngũ", báo cáo có đoạn.
Tuy nhiên, Erickson nói đội tàu cá xuất hiện ở bãi Ba Đầu gần đây trông khác với đại đội Đàm Môn, cho thấy đội tàu dân🥂 quân Trung Quốc có quy mô lớn hơn so với ước t🍸ính trước đây.
Trong bài viết trên trang Foreign Policy cuối tháng trước, Erickson và đồng nghiệp Ryan Mart🌌insonಌ cho hay các thông tin tình báo mã nguồn mở cho thấy các tàu Trung Quốc neo đậu ở bãi Ba Đầu đến từ vùng Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông.
Ít nhất 7 con tàu vỏ sắt khổng lồ xuất hiện ở bãi🌄 Ba Đầu có thể là một phần🉐 của "đại đội PAFMM hiện đại nhất mới được Trung Quốc xây dựng và triển khai", Erickson và Martinson viết.
Sử dụng dữ liệu từ hệ thống nhận dạng tàu thuyền tự động từ MarineTraffic, họ nói đội tàu ở bãi Ba Đầu trong năm qua từng xuất hiện ở cụm Sinh Tồn cùng nhiều thực thể khác thuộc quần đảo Trường Sa như đá Subi ha꧒y Vành Khăn, nơi T🔜rung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo phi pháp và tiến hành hoạt động quân sự hóa trái phép.
"Không có꧋ ♊bằng chứng nào cho thấy các tàu này đánh bắt cá, mọi dấu hiệu đều cho thấy các hoạt động của chúng đều phục vụ yêu sách lãnh thổ" phi pháp của Trung Quốc, Erickson và Martinson cho hay.
Sau hơn ba tuần neo đậu trái phép và vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các bên liên quan, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các bãi đá ngầm ܫvà đảo 𒁃khác trong khu vực. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin ngày 13/4 cho biết hiện còn 9 tàu Trung Quốc hiện diện ở bãi Ba Đầu.
Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của tổ chức RAND Corp, năm ngoái cho biết động thái này nằm trong chiến th꧋uật "vùng xám" của Trung Quốc, có nghĩa là sử dụng lực lượng dân quân biển tiến hành các hoạt động khiêu khích dưới ngưỡng xung đột quân 🐽sự, nhằm chiếm đoạt vùng biển đảo của nước khác mà không phải dùng tới tàu chiến, súng đạn.
Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải tại Đại học Philippines, 𒆙cho rằng hầu hết những gì Bắc Kinh làm trong những tuần gần đây ở bãi Ba Đầu và trên khắp Biển Đông vài năm qua đều nhằm thực hiện yêu sách lãnh thổ phi lý.
"Họ đang tìm cách chiếm bãi Ba Đầu chỉ bằng sự hiện diện của tàu cá", Batongbacal nói trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh quốc gia Philippines. "Đó là mục tiêu thực sự trong chiến lược của Trung Quốc, thiết lập quyền kiểm soát và độc chiếm toàn bộ Biển Đông thôn🦩g qua các động thái ngày càng gia tăng về mức độ".
Về mặt chiến thuật, tàu dân quân biển và tàu cá sẽ tạo ra hàng trăm chướng ngại vật mà các đối thủ của Trung Quốc, như hải quân Mỹ, phải đối mặt. Trong khi đó, hải quân Mỹ chỉ có thể triển khai một vài tàu khu trục trong cùng một thời điểm để thách thức chúng, khiến Trung Quốc chiếm lợ꧙i thế về số lượng.
"Tàu cá rẻ hơn rất nhiều, nên sẽ luôn áp đảo về số lượng so với tàu chiến", Shuxian Luo, nghiên cứu viên t♒huộc Đại học Johns Hopkins và Jo♋nathan Panter thuộc Đại học Columbia chia sẻ trong bài viết trên tạp chí Military Review của quân đội Mỹ hồi đầu năm.
Do đó, họ cho rằng ngay cả những tàu cá thực sự, không vũ trang cũng có thể trở thành lực lượng quân sự khi hoạt động dưới sự dẫn dắt ꩵcủa tàu dân quân b🌠iển.
"Thay vì đâm va, các tàu cá Trung Quốc sẽ tập trung vào gây rối. Chỉ cần vài tàu cá là có thể cản trở, nếu không muốn nói là ngăn chặn, khả năng tác chiến chống n🌠gầm hoặc hoạt động bay của trực thăng trên tàu c✤hiến", Luo và Panter viết.
Họ cho rằng "𝔉việc đối phó mạnh tay với các tàu này tiềm ẩn nhiều rủi ro", đặc biệt là với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng không đủ tiềm lực quân sự để đối đầu với Trung Quốc.
🍰Do không ngừng phủ nhận sự tồn tại chính thức của dân quân biển, Bắc Kinh có thể tuyên bố bấ👍t kỳ hành động nào chống lại lực lượng này do tàu chiến hoặc tàu cảnh sát biển nước ngoài gây ra là hành vi tấn công dân thường Trung Quốc.
"Sức mạnh của lực lượng dân quân biển chính là khả năng chối bỏ, cho phép tàu của họ có thể quấy rối và đe dọa tàu dân sự và tàu chiến nước ngoài, trong khi Trung Quốc vẫn có thể phủ n🐼hận mọi liên quan tới cá💎c hoạt động này", Luo và Panter cho hay.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể gặp rủi ro vì số lượng tàu dân quân biển quá lớn, theo hai nhà phân tích൩.
"Trung Quốc có nhiều động lực để t🍸ăng cường sử dụng dân quân biển", họ viết. "Nhưng lực lượng này được triển khai càng nhiều, nguy cơ đụng độ với tàu Mỹ vượt tầm kiểm soát càng lớn".
Trung Quốc từng sử dụng tàu dân quân biển để đối đầu trực ti🙈ếp với tàu chiến Mỹ. Tháng 3/2009, hai tàu dân quân biển Trung Quốc đã chạy cắt mặt, chặn đường, buộc tàu khảo sát USNS Impeccable của Mỹ rút lui khi hoạt động ở vùng biển nಌgoài khơi đảo Hải Nam. Cùng thời gian đó, tàu khảo sát USNS Victorious của Mỹ cũng bị quấy rối ở biển Hoàng Hải.
Trung Quốc♍ tuyên bố tàu Mỹ hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Washington phản bác rằng tàu của họ hoạt động ở vùng biển quốc tế và họ có quyền ở đó.
Vụ chạm mặt năm 2009 cho thấy khả năng Mỹ và Trung Quốc có thể tiến gần đến mức nào tới kịch♏ bản đối đầu thực sự, bởi Bắc Kinh bị cáo buộc sử dụng tàu cá cho mục đích quân sự. Nhưng Grossman nói sự cố USNS Impeccable không thể cản ꦆtrở tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông và nhiều khả năng nước này sẽ triển khai nhiều hoạt động của dân quân biển hơn.
"Nếu lịch sử là chỉ báo về chuyện có thể xảy ra trong tương lai, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tă♔ng cường huy động PAFMM trong bất kỳ kịch bản nào. Điều đó có nghĩa đây là một lực lượng cần phải đề phòng trong những năm tới", ông nói.
Thanh Tâm (Theo CNN)