Liu tích t🔥rữ gạo, dầu ăn, mỳ, thịt lợn khô, cá khô. Sự chuẩn b🐟ị này giúp người đàn ông 66 tuổi khỏi hoảng loạn khi thành phố áp lệnh phong tỏa hôm 23/1, khiến người dân thành phố tràn tới các siêu thị và trung tâm mua sắm để mua hàng tích trữ.
Nhưng thời gian trôi qua, khi người dân bị cấm rời khỏi ♛nhà, Liu ngày càng lo lắng về việc là🧸m thế nào để có thịt cá, rau củ quả tươi trong mùa dịch. Và rồi mạng lưới giao hàng rộng lớn của Trung Quốc đã trở thành "cứu cánh" cho những người như Liu.
"Thật nhẹ nhõm khi trên WeChat bắt đầu xuất hiện các nhóm mua hàng theo nhóm do nhân viên xã hội và tình nguyện viên lập ra chỉ vài ngày sau khi thành phố áp lệnh pღhon꧋g tỏa", Liu nói. "Mạng lưới giao nhận hàng tại nhà hùng hậu của Trung Quốc đã giúp cuộc sống dễ chịu hơn trong thời gian khủng hoảng".
Giao hàng tận nhà đóng v💙ai trò rất quan trọng trong bối cảnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, theo Hu Xingdou, một nhà nghiên cứu kinh tế chính trị độc lập ở Bắc Kinh.
"Ở một mức độ nào đó, nó giúp người dân không bị chết đói, đặc biệt trong những trường hợp chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp cách ly cực♑ đoan", Hu nói.
Điều này thể hiện rõ ở Vũ Hán, nơi khởi phá💜t Covid-19 tại Trung Quốc và chính quyền áp đặt lệnh phong tỏa hoàn toàn từ 23/1 đến 8/4. Người dân bị cấm rời khỏi nhà và đội quân giao hàng đã giúp những người như Liu Yilin, một giáo viên trung học đã nghỉ hưu ở Vũ Hán, "cảm thấy cuộc sống dễ dàng hơn nhiều vào thời điểm khủng hoảng".
Trong thời gian phong tỏa, người dân Vũ Hán chỉ được phép ở trong khu dân cư, nơi có nhân viên xã hội canh gác ở lối ra vào. Tiếp xúc giữa người và người bị giới hạn trên Internet. Người dân đặt hàng trực tuyến vớ𓂃i nông dân, tiểu thương hoặc siêu thị để mua nhu yếu phẩm, và nhân viên xã hội giúp vận chuyển hàng hóa từ người giao tới người muaꦬ.
Sáng nào Liu cũng chuyển một mẩu giấy đề tên, số điện thoại và số đơn đặt hàng tới một nhân viên xã hội, người thu gom hàng ở cổng khu dân cư. Nhờ mật độ dân số đông đúc trong khu vực thành thị, lực lượng lao động dồi dào và thái độ cởi mở của người dân với đời sống kỹ thuật số, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới giao nhận tại nhà cực kỳ phát triển.
C🍃ác công ty công nghệ đầu tư lớn vào hạ tầng phần cứng, phần mềm để cải thiện công tác hậu cần, còn công nghệ🐷 dữ liệu lớn và điện toán đám mây giúp dự đoán hành vi của người tiêu dùng.
"Cho dù là giao hàng hóa, bưu🎶 kiện hàng không, thực phẩm tươi sống, thậm chí là thuốc men hay vật liệu y tế, Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống giao nhận cực kỳ phát triển. Tôi cho rằng hệ thống này phát triển hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới", Mark Greeven, giáo sư về đổi mới và chiến lược tại Học viện Kinh doanh IMD tại Lausanne, Thụy Sĩ, nhận xét.
"Trước Covid-19, Trung Quốc đã bắt đầu đón nhận công nghệ kỹ thuật số trong đời sống thường nhật trong mọi lĩnh vực từ tiêu dùng tới kinh doanh, q♒uản lý hành chính, vận hành thành phố thông minh và thanh toán qua bên thứ ba. Mọi thứ đã hoạt động trong suốt thời gian dài mà khủng hoảng là phép thử cho khả năng và độ nhạy bén khi đố🌳i phó với nhu cầu tăng vọt", ông nói.
Theo JD.com, một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, nhu cầu về thương mại điện tử và giao hàng đã tăng vọ𒁃t trong thời gian Covid-19 bùng phát tại quốc gia này.
JD đã bán được 220 triệu mặt hàng từ 20/1 đến 28/2, ch𝕴ủ yếu là ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa, với giá trị đơn hàng đặt thịt bò tăng gấp ba lần và gà tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tang Yishen, người đứng đầu JDFresh, công ty con của 💦JD chuyên cung cấp thực phẩm tươi sống, cho biết nhu cầu trực tuyến với hàng hóa tươi sống trong đại dịch giúp các nhà cung cấp thương mại điện tử thâm nhập sâu hơn vào đời sống khách hàng, cũng như giúp các nhà sản xuất nông sản biết đến và tin tưởng các trang thương⛄ mại điện tử hơn.
Meituan Dianping, một trang thương mại điện tử lớn khác, cho biết dịch vụ bán lẻ tạp hóa của các siêu thị địa phương tꦗrên nền tảng đã tăng trưởng 400% trong tháng hai, so với một năm trước. Những mặt hàng được đặt mua nhiều nhất từ 23/1 đến 8/2 là khẩu trang, nước khử trùng, quýt, trái cây tươi đóng gói cắt sẵn và khoai tây.
Các nhà phân tích nhận định ﷽những nhà cung cấp 🐽thương mại điện tử đã tận dụng đại dịch làm cơ hội bày tỏ thiện chí hợp tác và cải thiện quan hệ với đối tác cũng như khách hàng.
Sofya Bakhta, chuyên gia phân tích cꦡhiến lược tiếp thị tại công ty tư vấn Daxue trụ sở tại Thượng Hải, cho biết lĩnh vực giao nhận thực phẩm đã đạt được bước tiến đáng kể trong cải thiện tiếp xúc trực tiếp thời kỳ đại dịch.
Nhân viên giao hàng để lại hàng hóa trư♏ớc cửa tòa nhà, trong thang máy hoặc nơi nhận hàng riêng biệt theo hướng dẫn của khách hàng vì đa số khu dân cư kꦡhông cho phép người lạ vào trong.
Một số công ty còn ứng dụng chiến lược công nghệ cao cấp hơn, là sử dụng xe giao hàng không người lái tới khu vực giao nhận, cung cấp hộp các tông làm bìa chắn giọt bắn cho ♛khách hàng khi dùng bữa tại công sở tại Bắc Kinh, hay thậm chí dùng máy bay không người lái giao hàng tới những người bị cách ly tại khu ♏vực bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nhất tại Thượng Hải.
Một số công ty còn "chia sẻ" nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong ngành giao nhận đồ ăn thời kỳ khủng hoảng, Bakꦓhta nói.
Những công ty giao đồ ăn đối mặt tình trạng thiếu nhâ♕n lực th🔥ời Covid-19 đã thuê lại nhân viên từ các nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và dịch vụ khác, theo Sandy Chen, giám đốc nghiên cứu cấp cao của công ty tư vấn toàn cầu Gartner.
"Thỏa thuận này không chỉ đảm﷽ bảo tính li🎃ên tục cho dịch vụ giao nhận mà còn giúp doanh nghiệp giữa chân nhân viên khi phải đóng cửa vì phong tỏa", bà nói
Mo Xinsheng là một người được thuê như thế. Anh làm phụ bếp trong một nhà hàng ở Bắc Kinh phải dừng hoạt động vì 𒁃vắng khách do Covid-🧜19.
"Tôi muốn kiếm tiền và giúp đỡ những người mắc kẹt trong nhà", Mo nói. Trước khi bắt đầu công việc là nhân viên giao hàng, anh phải kiểm𝓰 tra sức khỏe toàn diện mới được cấp phép ra vào khu dân cư.
Mo ✅cũng làm việc nhiều tiếng trong ngày dưới thời tiết gió rét của mùa đông Bắc K✃inh, chở rất nhiều hàng hóa.
"Tôi làm việc 10 tiếng mỗi ngày để kiếm vài nghìn tệ (vài trăm USD) một 🍸tháng", Mo nói. "Thỉnh thoảng mệt quá, tôi khấy khó thở khi bê vác toàn gạo, dầu ăn và những thứ khác. Nhưng tôi hiểu mình đang làm một c⛄ông việc quan trọng, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng như thế này. Mãi tới lúc này, tôi mới nhận ra người ta phụ thuộc vào hệ thống giao hàng tận nhà như thế nào".
Li Chen, giảng viên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, đại học Trung Quốc tại Hong Kong, cho rằng hệ thống phân phối của Trung Quốc được cải thiện đáng kể nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa đổi mới ở khu vực tư nhân và điều phối ở khu vực công.
"Tại Trung Quốc, các cơ quan chính phủ và đảng Cộng sản đã duy trì được khả năng huy động mạnh mẽ trong đối phó với tình huống𒈔 khẩn cấp, và tỏ ra hiệu quả trong đối phó khủng hoảng Covid-10", Li nói.
Dù giá thực phẩm và rau củ trong thời gian Vũ Hán phong tỏa đắt💟 gấp ba lần so với Tết Nguyên đán 2019, nhưng Liu vẫn hài lòng.
"Chúng tôi không có nhiều lựa chọn ngoài khoai tây, bắp cải và cà rốt. Nhưng tôi không có gì để phàn nàn. Trong🍌 thời buổi khó khăn này, có rau🅰 củ tươi để ăn là tốt lắm rồi, phải không? Suy cho cùng, chúng ta chỉ là những người bình thường thôi", ông nói.
Hồng Hạnh (Theo SCMP)