Li Tong, Giám đốc điều hành của Keenon Robotics có trụ sở tại T🤡hượng hải, cho biết, gần 200 robot được chuyển đến hơn 80 bệnh viện tuyến đầu trên khắp Trung Quốc tron൩g dịp Tết Nguyên đán vừa qua khi virus corona làm quá tải hệ thống y tế nước này.
Robot được đùng thay thế con người để vận chuyển thực phẩm, thuốc, đo thân nhiệt, khử trùng 🅘các không gian công cộng và chẩn đoán bệnh nhân thông qua bảng câu hỏi do bác sĩ lập. Không chỉ làm việc năng suất hơn, robot còn giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng, hạn chế lây lan chéo.
Không có robot, một bệnh viện phải c✨hỉ định hai y tá làm việc hàng ngày để đo nhiệt độ cơ thể. Trung bình, một y tá mất ít nhất hai giây để đo thân nhiệt người bệnh bằng nhiệt kế. Thay vào đó, các hệ thống robot dùng camera hồng ngoại có thể kiểm tra nhiệt độ của 15 người cùng lúc.
Không thể phủ nhận những đóng góp của robot trong ngành y tế khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, một khi dịch bệnh qua đi, những cỗ máy này không mang lại quá nhiều lợi ích. Rào cản của việc triển khai robot trong hệ thống y t🔯ế là chi phí ban đầu cao, cơ sở hạ tầ🧸ng cũng cần thay đổi để phù hợp với robot. Nhu cầu về các kỹ sư lành nghề để lập trình và điều chỉnh robot cũng như vấn đề về an ninh, bảo mật hệ thống dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, đào tạo.
Các nhà phân tích cũng đồng ý rằng s🌊ẽ mất vài năm cho đến một thập kỷ nữa robot mới phổ biến trong các cơ sở y tế. Có nhiều yếu tố hạn chế, trong đó phải kể đến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Các đơn hàng về robot cũng tăng cao trong mùa dịch, nhưng các công ty sản suất thừa nhận, dịch bệnh đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, phải mất vài năm nữa họಞ mới đưa robot vào cuộc sống đại trà.
Vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét trước khi kết luận robot có hỗ trợ vĩnh viễn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe không, sau khi Covid-19 được kiểm soát. Hầu hết robot trang bị trong bệnh viện, chốt kiểm dịch, đều được cho mượn và sẽ quay về nhà kho. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng trên diện rộng này cũng là bước đệm quan trọng để robot chứng minh khả năng của mình tro🧔ng các hệ thống y tế.
Khi Apple giới thiệu 🍸chiếc iPhone đầu tiên,ꦰ không ai nghĩ smartphone sẽ phát triển như hôm nay. Lúc đó, mọi người cho rằng đó là điều mới mẻ kỳ lạ, nhưng thực chất, đó là khởi đầu của kỷ nguyên di động. Với robot, điều này cũng có thể tương tự.
Glenn Sanders, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu Omdia, cho biết: Đại dịch có thể thay đổi vĩnh viễn cách con người làm việc, tương tác và đi lại. Ông nói, trong 10 năm nữa, robot sẽ phổ biến hơn bây giờ. Các cơ sở y tế sẽ thật sự cần đến robot để chẩn đoán, phân phối và khử 🔜trùng.
Còn hiện tại, khi dịch bệnh bùng phát, robot là một biện pháp "chữa cháy" nhiều hơn là công cụ được chuẩn bị sẵn. Cả robot, hệ thống y tế và các y bác sĩ đều cầ💞n thời gian để làm quen với nhau. Đây là quá trình không thể thực hiện trong sớm chiều.
Khương Nha (theo SCMP)