Dạo quanh các con phố ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, chỉ cần nhìn thoáng qua, người ta có thể nhận thấy tính đồng phục trong cách ăn mặc của dân địa phương. Phụ nữ diện chân váy bó trên gối và đi giày cao gót khoảng 5 phân còn đàn ông chủ yếu mặc áo khoác dài quá hông cùng quần âu dáng rộng, trên ngực áo đeo huy hiệu in hình các cố lãnh đạo Triều Tiên, theo Economist.
Nhưng nếu chịu khó để ý kỹ hơn, sẽ thấy một chút voan sáng màu trên áo khoác của các bà các cô hay chiếc chân váy may bằng vải satin bón🦩g được cắt xẻ táo bạo. Dù quần áo sản xuất ở Trung Quốc, thậm chí Hàn Quốc, ngày càng phổ biến trên các kệ hàng ở Bình Nhưỡng, chí🏅nh các nhà may tư nhân ở thủ đô mới là tác giả của những sản phẩm thời trang cách tân.
Không giống như các nhà máy dệt may gia công nằm dọc biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, các xưởng may tư nhân ở Bình Nhưỡng không sản xuất các sản phẩm xuất khẩu dán nhãn "Made in China" mà chỉ phục vụ người dân địa phương. Nhiều xưởng do phụ nữ làm chủ và chỉ thuê vài công nhân. Hầu hết đều hoạt động dưꦡới danh nghĩa thuộc sự quản lý của một công ty may mặc nhà nước và phải có nghĩa vụ đóng cho "công ty mẹ" một khoản hàng tháng.
Không ít người dân Bình Nhưỡng có mức thu nhập cao hơn mặt bằng chung và con số này ngày càng tăng. Họ thuộc tầng lớp quan chức chính phủ hoặc kinh doanh tư nhân. "Nếu anh mu⛎a quần áo trong các cửa hàng, cách ăn mặc của họ sẽ giống tất cả những người khác", một người phụ nữ nói. "Như vậy nhàm chán lắm. Tôi muốn mình trông khác biệt".
Mới chỉ vài năm trước thôi, phụ nữ Triều Tiên chủ yếu mặc quần áo đơn sắc, tối màu vì diện trang phụꦗc lòe loẹt, kiểu cách khác lạ bị coi là Tây hóa và bị phạt.🔯 Theo Guardian, việc ăn mặc của người dân Bình Nhưỡng bị kiểm soát rất chặt chẽ dù không có văn bản quy định🌱. Phụ nữ mặc quần, trang phục ngắn và đi gi🥀ày cao gót dễ lọt vào "tầm ngắm" của đội quân Đoàn Thanh niên tuần tra trên đường.
"Ở Triều Tiên, việc mặc gì, xuất hiện trước đám đông ra sao không phải là lựa chọn của cá nhân. Nó phụ thuộc vào những chính sách, những quy định nghiêm ngặt. Thời trang bị coi là cách thể hiện quan điểm chính trị của người mặc", Suk-young Kim, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Triều Tiên tại Đại học California🍌, Santa Barbara nhận xét.
Nhưng thời gian gần đây, gu thời trang c🥂ủa người d🌸ân Triều Tiên thay đổi đáng kể. Năm 2017, nhà báo Carol Giacomo của New York Times đến Triều Tiên🅠 và ngạc 𒁃nhiên khi thấy mọi người diện quần áo màu sắc đa dạng hơn so với tưởng tượng của cô. "Màu đ🐼en và màu xám vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng những màu khác như hồng, tím, trắng phổ biến hơn. Người Triều Tiên mặc rất kín đáo, thận trọng, ngay cả khi đi công viên. Chân váy thường có độ dài trên đầu gối một chút. Quần jeans xanh, được coi là thứ thời trang đặc trưng cho nước Mỹ, tuyệt đối không xuất hiện ở đây".
Dân Bình Nhưỡng cũng chịu chi hơn cho việc ăn diện. Theo đó, những nhà may tư nhân có💃 tiếng nhất trong th🌄ành phố tính tiền công may một chiếc áo sơ mi dao động từ 8-50 USD và một bộ suit rẻ nhất cũng có giá 100 USD.
"Có lần họ còn mua được một kiện vải nhập khẩu từ Anh về cơ", một nữ khách hàng nói với ánh mắt sáng lên. Cho dù 🔜nhãn mác có thể bị làm giả, họ cũng không bận lòng vì cầm trên tay tấm vải nhập khẩu, họ cảm thấy thế giới bên ngoà🍷i kia gần thêm một chút.
An Hồng