1. Giả cầy
Trong những ngày âm u se lạnh, xới bát cơm trắng hay🍨 bát bún rối, thêm miếng giả cầy, rưới nước sốt vàng rượi, béo ngậy thì nhanh vào miệng lắm. Món ăn dân dã này phổ biến nhiều vùng trong cả nư꧅ớc và mỗi nơi có một biến tấu phù hợp phong vị địa phương. Giả cầy miền Bắc có vị chua nhẹ từ mẻ, giả cầy miền Trung đượm vị ngọt mật mía dậy mùi thơm từ lá tắt, giả cầy miền Tây Nam Bộ thơm ngậy từ chao, nước dừa.
Cách nấu giả cầy Hà Nội cũng lắm công phu, kinh nghiệm chọn móng giò ngày xưa hạng nhất là loại ''bù cu chân dện'' với móng ngắn, mập tròn, nhiều thịt mà ít xương. Sau đó thui bằng rơm hoặc bã mía cho lên màu đẹp, rửa sạch rồi ướp ''già riềng non mẻ'', thêm vào mắm tôm, muối, nước cốt nghệ tươi, sả, muối, mì chính hoặc hạt nêm cho thấm vị. Để giả cầy ngon cần nấᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚu hai lần lửa cho thịt mềm nhưng bì vẫn giòn sần sật, nước sóng sánh vàng rượi, dậy mùi t🍌hơm đặc trưng... Món này ăn cùng bún hay cơm trắng đều ngon. Một số nơi thay nghệ bằng tiết loãng cho vào gần cuối làm món ăn có vị như rựa mận.
2. Bò nấu sốt vang
Bò nấu sốt vang là món ăn có nguồn gốc từ Pháp, được người Hà Nội linh hoạt biến hóa trở nên thuần Việt và được nhiều người yêu thích. Một bát sốt vang thơm lừng, nóng hổi 🍃với thịt bò mềm, nước sốt sanh sánh, dậy mùi thơm từ quế, hồi, thảo quả vừa đủ chất dinh dưỡng, lại ngon miệng.
Món bò sốt vang Hà Nội không có cà rốt, khoai tây. Chọn phần thịt bò dẻ sườn hoặc nạm có chút gân mỡ sẽ ngon hơn. Thịt đem rửa sạch, thái bao diêm rồi ướp chút mắm, muối, hạt tiêu, ớt bột, dầu màu điều, gừng tỏi cùng quế, hồi, thảo quả rang, thêm chút rượu vang đỏ ướp tối thiểu một giờ cho đậm vị. Xào săn thịt bò với chút bơ, thêm cà chua xào mềm vào, thêm nước xâm xấp rồi ninh lửa nhỏ cho tới khi thịt mềm, nước sanh sánh lại, nêm nếm gia vị cho vừa miệng là được. Nếu muốn sánh mượt hơn, có thể dùng một trong hai cách sau: Cách gốc của người Pháp là xào chút bột mì với bơ cho vào, hoặc nhanh hơn thì ♕cho chút bột năng hòa tan với nước rồi cho vào nồi bò sốt vang khuấy nhẹ đềuꦕ.
3. Ốc om chuối đậu
Bình dân và đượm hương vị thuần Việt g✱ây thương nhớ nhất là món ốc om chuối đậu. Món ăn là sự hài hòa sắc và vị ꦗvới ốc giòn sần sật, chuối mềm bùi bùi quyện thịt ba chỉ béo ngậy, nước sóng sánh vàng tựa như bức họa lập thể.
Ốc nhồi ngâm nước vo gạo cho nhả hết bùn nhớt, rửa sạch, luộc sơ cho bong mày, đập khều lấy thịt ốc, bỏ ruột đen, rửa sạch. Chuối xanh tước vỏ, thái con chì ngâm nước cốt chanh hoặc vôi trong để không bị thâm đen, ướp chút nước cốt nghệ, mẻ, gia vị. Đậu phụ rán vàng. Thịt ba chỉ đảo cho xém cạnh. Để tạo độ sánh tự nhiên thì luộc thêm 2 quả chuối cho chín, bóc vỏ, xay nhuyễn cùng chút nước luộc ốc. Phi thơm hành khô, cho thịt ba chỉ, chuối miếng, chuối xay nhuyễn vào, thêm nước luộc ốc vào xâm xấp, om cho thịt mềm. Khi nước sốt sánh lại thì mới cho ốc và đậu phụ rán vàng vào, om tiếp vài phút cho quyện thấm vị, nêm nếm lại cho vừa miệng Cuối cùng cho hành lá, tía tô, lá lốt vào đảo đều𝔍, múc ra thưởng thức nóng.
4. Gà nấu cà ri
Cà ri vốn có nguồn gốc từ 2500 trước Công nguyên ở khu vực Pakistan với nhiều gia vị như: ngh🐼ệ, hạt điều, ngò, ớt khô, đại hồi, tiểu hồi, thì là, đinh hương, quế, lá thơm... Theo thời gian món ăn này lan tỏa khắp nhiều quốc gia với hương vị đa dạng.
Cà r꧂i gà nấu theo cách Việt Nam thường thêm nước cốt dừa và màu vàng óng. Một bát cà ri với thịt gà mềm ngon, khoai bên ngoài hơi giòn bên trong mềm mịn, nước sốt sánh, vị beo béo từ cốt dừa. Đây là món bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe trong thời tiết giao mùa. Gà sau khi sơ ch🌃ế sạch thì chặt miếng vừa ăn, ướp với gói bột cà ri, muối, sa tế, đường, hạt nêm, hạt tiêu, dầu màu điều để trong 30 phút cho thấm vị. Khoai tây hoặc khoai lang chiên sơ để khi nấu giữ nguyên miếng. Phi thơm hành tỏi và sả, cho gà vào xào săn. Trút nước dùng ngập thịt, thêm ớt khô và nấu cho tới khi gà chín thì thêm cà rốt, khoai tây vào hầm. Cuối cùng rưới nước cốt dừa, thêm hành tây thái múi cau, nêm nếm gia vị cho vừa ăn là được.
5. Xáo lòng xứ Nghệ
Xáo lòng ăn kèm bánh mướt là đặc sản của xứ Nghệ. Xáo lòng thuở xưa là món ăn nghèo khó ngày giáp hạt, 🐽người phụ nữ nơi đây mua chút dồi cùng tiết cho rẻ rồi xào, thêm nước làm món ăn đưa miệng. Xáo lòng giờ đây tăng chất lượng✱ hơn với phần nhân phong phú trọn bộ lòng, ăn suốt bốn mùa đều được, nhưng ngon nhất là lúc trời lạnh hoặc nồm ẩm. Gắp miếng bánh mướt trắng muốt chấm đẫm bát xáo lòng đậm vị, nước dùng màu huyết dụ, vị ngọt tự nhiên từ xương hầm, nhấn nhá thêm chút the cay từ ớt, kích thích vị giác.
Cách làm cũng không lắm phức tạp. Lòng sau khi sơ chế sạch, thái miếng thì ướp chút muối, hạt nêm cho đ🔥ậm vị. Phi thơm hành tăm-gia vị đặc trưng nơi đây, trút lòng vào xào săn. Rồi trút nước dùng xương xâm xấp đun sôi, thêm ít tiết vào khuấy đều tăng vị ngọt. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, thêm ớt, hạt tiê🦩u, hành lá rồi tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng.
Bùi Thủy