Trong văn hóa Việt từ xưa, Tết Đoa﷽n Ngọ còn được biết đến với các tên gọi khác như Tết diệt sâu bọ, Tết nửa năm, Tết Đoan Dương. Theo các chuyên gia phong thủy, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, ngày lễ này thường diễn ra vào giờ Ngọ (11h - 13h).
Tùy theo dấu ấn mỗi vùng miền mà cách thức bày cỗ Tết Đoan Ngọ cũng khác nhau. Với người Hà Nội bên cạnh việc chuẩn bị hoa quả (mận, vải, dứa...), cơm rượu nếp vốn tính nóng để ''giết sâu bọ'' tẩy sạch âm khí mang lại sức khỏe thì không thể thiếu cỗ mặn với các món ngon từ vịt như vịt dấm ghém, vịt hấp hoa sen, vịt luộc, vịt om sấu... Tương truyền còn kể rằng, các chàng trai mớ☂i dạm ngõ thường đi Tết bố mẹ vợ ngày này bằng đôi vịt.
Hơn nữa, vào những ngày này tiết trời Đại thử nên nhiệt độ cao hơn vì thế món ăn từ vịt vốn mang tính hàn theo Đông y sẽ giúp cân bằng âm dương, bồi bổ cơ thể. Thêm vào đó, vịt từ tháng 5 Âm lịch cũng trùng mùa gặt nên vꦕịt chạy đồng thịt chắc béo, mềm thơm hơn.
Vịt dấm ghém
Đây là món ăn cổ của người Hà Nội với cách thức chế biến ꦺđơn giản mà tinh tế, thân thuộc mà toát lên nét thanh tao.
Theo cuốn sách ''Hà thành hương vị xưa cũ'' của nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung, vịt dấm ghém khá nhiều nguyên liệu nên dần dà trong thời kỳ chiến tranh ba꧅o cấp khó khăn nên bị chìm đi. Hiện nay, nhiều nghệ nhân 𓆏và người yêu ẩm thực Hà thành đã dần phục dựng trở lại, chiếm thiện cảm của nhiều người.
Vịt hấp hoa sen non (Liên áp)
Món vịt hấp hoa sen non (Liên áp) được tác giả Nguyễn Tố nhắc tới trong cuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚốn "Tản Đà thực phẩm" xuất bản năm 1943. Cuốn sách đề cập tới 130 món ngon của thi sĩ Tản Đà, ông vốn là người nổi tiếng sành ăn và thưởng thức ẩm thực. Theo từ điển Hán Việt, hoa sen là ''liên'' đồng âm liên liên ý chỉ hanh thông, suôn sẻ. Vịt là ''áp'' có bộ giáp với nghĩa đậu học vị cao. Món Liên áp cũng là ước mong con cháu học hành thành tài.
Món Liên áp có nguyên liệu đơn giản gồm vịt và hoa sen non được tẩm ướp nhẹ nhàng để giữ vị mộc rồi hấp cách thủy. Hương thơm thoang thoảng tinh khiết của hoa sen quyện với vị ngọt mát từ thịt vịt tạo thành dư vị khó quên. Nhà văn Tản Đà từng viết: "Người ta ăn món Liên áp mà cứ đi ni📖nh vịt bằng hạt sen, củ sen là dại, cái tinh hoa của sen chỉ là ở bông hoa mà thôi!''.
Vịt om sấu
Vịt om sấu là món ăn xuất 💟hiện sau này với sự kết hợp nhiều vị từ các nguyên liệu gần gũi trong ẩm thực Hà thành: 🐟Thịt vịt mềm thơm, khoai sọ dẻo bùi, rau rút chín tới xanh giòn, nước om chua dịu, vị vừa vặn.
Vào d♌ịp Tết Đoan Ngọ, sấu cũng vào vụ rẻ và ngon hơn. Theo Đông y, quả sấu vị chua, tính mát giúp giải khát, trị ho. Sấu l🗹àm nên nét ẩm thực riêng của Hà thành mà nhà văn Băng Sơn từng viết: ''Trong máu người Hà Nội có vị sấu chua''.
Vịt luộc
Bình dân và đơn giản nhất là món vịt luộc chấm cùng mắm gừng. Từng miếng vịt chín tới da giòn, thịt mềm ngọt, mọng nước, khi ăn chấm đẫm nước mắm gừng the cay, rất cuốn vị.🍒 Món này lai rai, ꩵăn cùng bún, cơm trắng đều ngon, nhất là trong tiết hè.
Chú ý để có món vịt luộc ngon cần sơ chế kỹ (cắt bỏ phao câu, chà chanh và muối hạt hoặc hỗn hợp rượu gừng) đểཧ khử mùi hôi trước khi luộc. Nên luộc vịt từ khi nước sủi tăm để không bị máu bầm, không tanh. Thêm chút hành, gừng đập dập (nên rửa sạch, không cạo vỏ thì tinh dầu tiết ra sẽ thơm hơn), gia vị cho ngọt thịt. Vịt mang tính hàn vì thế cần kết hợp nước chấm với các gia vị nóng ấm như gừng, ớt để cân bằng âm dương.
Thịt vịt chứa nhiều protein, sắt, canxi, vitamin A, B1, D... có lợi cho người gầy muốn t♊ăng cân. Nhưng thịt vịt tính hàn, dai, khó tiêu nên cân nhắc số lượng hạn chế với những ngườꦿi dạ dày yếu, tiêu hóa kém.
Canh măng vịt
Vịt luộc cùng canh măng vịt là bộ ꦯđôi món ăn ''quốc dân'' giải nhiệt ngày hè. Một bát canh với măng củ giòn sần sật, nước dùng vị ngọt tự nhiên xen kẽ chút chua từ măng, chan ăn cùng cơm trắng hay bún💝 đều hao.
Chú ý măng cần luộc vài lần, mở vung cho bay bớt độc tố rồi mới 𒐪chế biến. Các món canh măng, măng xào để ngấu vị nên nấu 2 💯lần lửa (lần 1 là xào thêm nước luộc vịt; lần 2 trút vào ninh cùng vịt) sẽ đượm vị ngọt ngon.
Bùi Thủy