Một cảnh trong phim 1.735 km, của hãng p🌼him Kỳ Đồng được thực hiện hậu kỳ tại 🌱DIgital Magic HongKong. |
Ngay trong buổi chiếu ra mắt 39 độ yêu (Hãng phim Việt - Công ty BHD) tối 25/5, phần nhiều khán giả thất vọng không chỉ ở nội dung mà còn ở chất lượng kỹ thuật, nhất là phần ánh sáng, màu sắc: Nhoè, nhợt nhạt, vỡ nét... Tuy nhiên, sáng 27/5, tại hội thảo tìm hiểu cách làm phim bằng công nghệ kỹ thuật số do Công ty giải pháp kỹ thuật số (DVS), Hội Điện ảnh TP HCM phối hợp tổ chức, khi xem trích đoạn phim 39 độ yêu được chỉnh màu theo phương án của Digital Magic Hồng Kông - công ty Hồng Kôngꦛ đảm nhận việc chuyển 39 độ yêu từ phim truyền hình sang phim nhựa bằng DI, nhiều người làm nghề không khỏi ngạc nhiên❀ về sự cách biệt: màu tươi, sắc nét hơn hẳn.
Lý giải về điều này, ông Edmond - chuyên viên kỹ thuật của Magic Hồng Kông - công ty hợp tác với DVS cho biết: "Màu của 39 độ yêu chiếu rạp như vậy, là theo phương án BHD theo lời đề nghị của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình. Có thể bằng cách ấy, ông Bình muốn tạo sự khác biệt giữa phim truyền hình và phim nhựa chăng?". DMH chỉ làm nhiệm vụ chuyển đổi. Những người làm 39 độ yêu đã sử dụng máy quay kỹ thuật số💃 DVCAM - máy bậc thấp trong 𒅌dòng máy quay kỹ thuật số hiện nay.
Ông Nguyễn Nam Dương - Giám đốc công ty DVS cho biết: DI mang lại 18 lợi ích cho các nhà làm phim và các nhà đầu tư vào thị trường phim ảnh. Phần lớn các phim đang chiếu rạp ở ta hiện nay được quay bằng phim nhựa, đây là ưu thế chất lượng hình ảnh, nhưng cũng là nhược điểm: Chi phí thực hiện phim quá cao so với khả năng doanh thu có thể thu về. Một ví dụ hấp dẫn với đạo diễn trẻ Việt Nam hay một số công ty tư nhân muốn làm phim nhựa, nhưng hiện gặp khó khăn về vốn: Áp dụng DF, DI có thể làm phim nhựa dài 90 phút, màu, kỹ xảo âm thanh nổi, mà chi phí vừa phải tầm dưới 90.000 USD. "Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh: Khán giả ra rạp xem phim ít chú tâm đâu là phim quay bằng phim nhựa, đâu là phim quay bằng kỹ thuật số. Phim được làm bằng trái tim, phim hay thì người ta xem đông" - ông Edmond nói.
VN sẽ làm hậu kỳ phim cho các nước?
Ngày 1/7, Digipost Việt Nam - công ty liên doanh đầu tiên giữa Việt Nam - Singapore trong lĩnh vực thực hiện hậu kỳ phim quảng cáo, truyền hình, điện ảnh chính thức khai trương (thời hạn giấy phép hoạt động do Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp là 50 năm, tỉ lệ góp vốn: Phía Việt Nam: 51%, phía Singapore 49%). Đầu tháng 6, công ty này bắt đầu xúc ꦫtiến việc lắp đặt giàn thiết bị máy móc.
Được sự hậu thuẫn của công ty mẹ là Digipost Singapore, Digipost Việt Nam thời gian đầ♐u sẽ chủ yếu nhằm vào hậu kỳ phim quảng cáo, kỹ xảo phim hoạt hình. Tuy nhiên, theo như lời ông Allen Seet - Giám đốc điều hành Digipost Việt Nam không che giấu tham vọng: "Thời gian tới, một số nước trong khu vực sẽ mang phim tới Việt Nam làm hậu kỳ. Digipost Singapore vốn là hãng có kinh nghiệm từng tham gia đóng góp sản xuất các chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình quốc tế như MTV, Discovery, HBO, Walt Disney... Chúng tôi đang chờ thời. Nhấ✅t định 4-5 năm nữa, công nghiệp điện ảnh Việt Nam sẽ phát triển!".
(Theo Lao Động)