Thứ hạng có thể sẽ thay đổi
Nokia vẫn là thương hiệu số một mấy năm nay. (livingroom) |
Các công ty 🥂nghiên cứu thị trường có uy tín tại Việt Nam đều có chung nhận định, năm 2006 thị trường ĐTDĐ sẽ tiếp tục tăng trưởng cao và có thể ở mức trên 100%. Tên tuổi các công ty ĐTDĐ đã có chỗ đứng tại VN vẫn sẽ là những trụ cột của thị trường này. Tuy nhiên, bảng xếp hạng mà trong nhiều năm qua không đổi ở vị trí thứ 2 có thể trong năm 2006 sẽ khác. Trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp ra mắt sản phẩm mới vào cuối năm 2005 vừa qua, giới quan chức của Motorola đã không giấu giếm ý định vươn lên vị trí thứ 2 trong năm 2006.
*Bữa tiệc di động |
*Thị trường di động toàn cầu tăng |
*Di động Nokia vẫn là số 1 |
Theo một kết quả nghiên cứu, năm 2005 (xin không tiết lộ tên công ty nghiên cứu), Motorola đứng thứ 3 tại VN và thua đối thủ đứng trên là Samsung 8% thị phần. Nhìn vào những gì Motorola làm được trong năm 2005 và các model của hãng sẽ được giới thiệu vào năm 2006, người tiêu dùng cũng cảm nhận được sự hồi phục mạnh mẽ của "đại gia" này. Có vẻ như Motorola đang đi đúng hướng khi họ chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm là thời trang và giá rẻ vào thị trường VN. Đây cũng chính là xu hướng tiêu dùng ĐTDĐ của năm 2006.
Trong khi đó, theo ý kiến của nhiều người tiêu dùng, trong suốt năm qua Samsung đã không có những sản phẩm có tính chất đột phá kiểu như V3 của Motorola. Cũng nói thêm là cả Samsung và Motorola đều có chung 1 kênh phân phối chính thức là công ty FPT Mobile.
Motorol đã sẵn sàng cuộc chiến giành vị trí thứ 2. (phonemag) |
diễn biến khác, giới kinh doanh cho rằng năm 2006 không chỉ các tên tuổi lớn cạnh tranh với nhau mà chính họ sẽ phải chịu áp lực từ các nhà sản xuất ĐTDĐ Trung Quốc. Sản phẩm của Trung Quốc tỏ ra có ưu thế về giá, điều VN đang cần, chưa kể việc đã xuất hiện một số model ĐTDĐ làm nhái, gắn nhãn của các hãng có tên tuổi do Trung Quốc sản xuất.
Việc Siemens bỏ sản xuất ĐTDĐ và Panasonic ngưng tham gia thị trường ĐTDĐ GSM trong năm 2005 ảnh hưởng ít nhiều đến VN. Hai tên tuổi trên đã gắn bó với thị trường ĐTDĐ khá lâu nên cũng đã để lại nhiều nuối tiếc với người dùng, nhất là Siemens. Chưa thấy BenQ (công ty mua lại bộ phận ĐTDĐ của Siemens) công bố bất cứ thông tin gì liên quan đến việc tiếp quản Siemens Mobile tại VN, nhưng chắc rằng nhãn hiệu ĐTDĐ Sཧiemens (và cả Panasonic nữa) cũng sẽ "yếu" đi trong năm 2006 như trường hợp Ericsson và Sony cách đây vài năm. Sau này Sony Ericsson đã phải mất khá nhiều thời gian để lấy lại "phong độ.
"Bùng nổ" CDMA?
S-Fone không còn là hãng duy nhất cung cấp dịch vụ CDMA. (baokhanhhoa) |
Người tiêu dùng VN trong năm 2006 sẽ chứng kiến Hanoi Telecom (công ty Cổ Phần Viễn Thông Hà Nội) và EVN Telecom (công ty Viễn Thông Điện Lực) chính thức thương mại hóa dịch vụ của họ; nâng số nhà khai thác dịch vụ ĐTDĐ tại VN đi vào hoạt động lên con số 7: Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile, S-Fone, Cityphone, EVN Telecom và Hanoi Telecom. Điều này cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh của thị trường ĐTDĐ ngày càng trở nên khốc liệt. Nhiều chuyên gia cho rằng năm 2006 Việt Nam sẽ đạt 13 - 15 triệu thuê bao ĐTDĐ, nếu điều này trở thành hiện thực thì đây sẽ là con số vô cùng ấn tượng.
*Ấn Độ có thêm 2,49 triệu thuê bao di động |
*Nokia 2112 - kinh tế và hữu dụng |
*BenQ 'mơ' 10% thị phần di động TQ |
Hanoi Telecom vẫn chưa cụ thể hóa dịch vụ CDMA của mình. (vneconomy) |
Năm 2006 những ai quan tâm đến ngành ĐTDĐ VN cũng sẽ tìm được 1 số "lời giải" cho ẩn số khác là Hanoi Telecom. Điều "ly kỳ là dù tuyên bố trong năm 2006 sẽ thương mại hóa dịch vụ nhưng đến đầu năm 2006, có quan chức của Hanoi Telecom còn khá "tơ lơ mơ với các thông tin liên quan đến dự án đầu tư rất lớn (tới 650 triệu USD) của công ty với Hutchison Telecommunications. Bằng chứng, khi được hỏi công nghệ CDMA nào sẽ được Hanoi Telecom triển khai, một quan chức của công ty trả lời không biết; thậm chí trụ sở chính của đối tác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng CDMA của Hanoi Telecom ở đâu cũng được trả lời rất khác nhau, người bảo ở Hồng Kông, người nói ở Luxembourg.
Nhưng nói gì thì nói, không chỉ năm 2006 mà trong một vài năm tiếp theo, GSM (Vinaphone, Mobifone và Viettel) vẫn sẽ là công nghệ chủ đạo trong ngành thông tin di động VN. Lý do chính là GSM đã thâm nhập sâu vào thị trường, công nghệ này đã có chỗ đứng vững chắc và đa số người dùng ĐTDĐ VN vẫn chỉ dừng ở nhu cầu thoại và nhắn tin SMS. Với những gì đã và đang diễn ra trên thị trường, chúng ta cũng có thể tওhấy, GSM vẫn sẽ tiếp tục thu hút khách hàng bằng chiêu "truyền thống" giảm cước, khuyến mãi... chứ không phải bằng các dịch vụ giá trị gia tăng tốt hoặc một đột phá nào khác. Một ưu thế khác của GSM là các model ĐT phong phú hơn và thân thiện hơn với người dùng trong nước. Hơn nữa, hầu hết các nhà sản xuất ĐTDĐ nổi tiếng trên thế giới đều hiện diện chính thức tại VN, họ có các trung tâm sửa chữa và bảo hành chuyên nghiệp giúp người tiêu dùng yên tâm, trong khi các nhãn hiệu🐽 máy CDMA đều chưa có bất kỳ trung tâm hỗ trợ khách hàng nào của các hãng hiện diện tại VN. Các mạng GSM đều cho biết họ chưa có ý định triển khai 3G trong năm 2006.
(Theo Thế Giới Vi Tính)