Chồng là trưởng nam của dòng họ, tháng đầu tiên sau ngày cưới, cuộc sống của Hoài gắn liền với những bữa cỗ của đại gia đình nhà chồng. Ăn xong, cô dâu mới được giao nhiệm vụ rửa bát. Trong lú𒅌c Hoài cắm cúi rửa hết chậu bát này đến chậu bát khác thì chồng cùng nhữnꦉg anh em họ ngồi hút thuốc, chơi cờ, thỉnh thoảng lại còn sai vặt vợ khiến Hoài rất tủi thân.
Vợ chồng cô sống riêng trong một căn hộ ở nội thành Hà Nội. Nhà chồng ở cách đó chục cây, còn nhà bố mẹ cô ở Nam Định, cách nơi ở của vợ chồng cô khoảng tiếng rưỡi đi xe máy. Cả mấy dịp cuối tuần sau khi ওcưới, nhà chồng đều có việc nên Hoài không còn thời gian về thăm bố mẹ, trong khi trước đây, gần như cuối tuần nào cô cũng về nhà.
Cuộc sống riêng của hai vợ chồng không màu hồng như cô từng vẽ ra trước khi cưới. Trong khi Hoài ngày nào cũng trăn trở nghĩ các món ăn để nấu phục vụ chồng thì nhiều hôm chồng đi ăn nhậu với bạn và bỏ cơm nhà. Nước mắt lưng tròng, Hoài n🐈gồi ăn một mình, nuốt không nổi. Những tưởng lấy chồng, cuộc sống sẽ vui hơn nhưng thời gian cô ở một mình vẫn nhiều như hồi độc thân. Hết giờ làm, chồng vẫn giữ thói quen la cà ngoài đường, đi chơi thể thao với bạn. Nếu về nhà, anh chỉ nằm xem tivi hoặc ôm Ipad còn mặc vợ muốn làm gì thì làm.
"Cứ nghĩ yêu được 5-6 năm, đã hiểu hết được nhau, nhưng em không ngờ anh ấy lại vô trách nhiệm đến thế. Em nhắc nhở,🐲 anh ấy thay đổi được một hôm, rồi đâu lại vào đấy", Hoài than thở và băn khoăn không biết cuộc hôn nhân sẽ tồ🌟n tại được đến bao giờ khi mới cưới đã thấy chán.
Mớ🍌i kết hôn từ hồi đầu năm nhưng cuộc 💯sống vợ chồng Trung và Loan (quận 7, TP HCM) cũng rất ngột ngạt. Trung có tật đi toilet thường quên giật nước hoặc uống cà phê xong để cốc bẩn linh tinh các góc nhà khiến vợ rất khó chịu. Còn Loan có thói quen lấy kem đánh răng xong thưꦗờng quên đậy nắp, hay quên c🅘hỗ để chìa khóa và điện thoại, sáng nào cũng tìm loạn lên và những việc này thành cớ để Trung chế giễu cô.
Những điều vụn vặt đó cũng đủ khiến hai vợ chồng cãi cọ nhau đến mức cầm cả điện🗹 thoại ném đi. Chồng chê vợ đuểnh đoảng, vợ chê chồng lắm lời. Dịp World Cup này, Trung theo bạn cá độ, thua độ phải mang cả đồ ♏mừng cưới ra hiệu cầm đồ. Phát hiện sự việc, sau một hồi kh𒁏óc lóc, Loan mang quần áo bỏ về nhà mẹ đẻ và đang 🅷ngꦅhĩ đến chuyện ly hôn.
Theo các chuyên gia tâm lý, vợ chồng thất vọng với nhau ngay sau đám cưới dù từng yêu nhau rất thắm thiết l✤à chuyện bình thường bởi hai người vốn đến từ hai gia đình với cách giáo dục và môi trường sốngಞ khác nhau.
Giáo sư tiến sĩ Vũ Gia Hiền cho rằng, khi yêu, tình cảm, cảm xúc cao độ nên người ta không thấy hết những thói hư tật xấu của nhau. Ngoài ra, khi yêu, mỗi cá nhân chưa phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì. Tuy nhiên, lấy nhau rồi, vợ chồng có rất nhiều trách nhiệm ràng buộc, trách nhiệm với gia đình bên nội, bên nജgoại, trách nhiệm của chính hai ngườ﷽i với nhau, từ đó có những áp lực và dễ bị ức chế.
Chuyên gia tâm lý Phạm Phúc Thịnh (Nhịp cầu Hạnh phúc) trong một lần tư vấn cho độc giả của 168betvisa-slots.com từng nhận xét: Có một sự thật cay đắng mà rất nhiều b♕ạn ♏trẻ sau khi kết hôn phải đối mặt, đó là người ấy không thực sự lung linh huyền ảo như mình tưởng khi về ở chung nhà.
Trong thời gian yêu𒉰 nhau, hầu như cả hai phía đều cố gắng tỏ ra mình🌼 đẹp hơn trong mắt người yêu mỗi ngày. Ai cũng cố gắng thể hiện điều tốt đẹp nhất mình có, hạn chế đến mức tối đa những gì có thể làm cho hình ảnh của mình bị xấu đi. Mọi chuyện thay đổi khi hai ngườ🅺i về sống chung một nhà, lúc này♔ thời gian bên nhau gần như 24/24h. Vợ chồng đều nhìn thấy những mảng tối trần trụi của nhau và bắt đầu có những vấn đề phát sinh.
Chuyên gia Phúc Thịnh cho rằng, nhiều khi những việc trước đó có thể coi là bình thường, bây giờ trở thành nghiêm trọng, chẳng hạn thói quen chơi game. Lúc trước anh ấy có mê chơi game một chút không sao vì cả hai có thể ra quán ăn tạm một bữa càng thú vị, nhưng bây giờ ngân sách gia đình có hạn💝, cầ﷽n tiết kiệm… và việc chơi game đó trở thành không thể chấp nhận. Và còn nhiều chuyện khác nữa kiểu như thế.
Làm sao để vượt qua đượcꦓ những thất vọng sau ngꦕày cưới? Giáo sư Vũ Gia Hiền cho rằng, các cặp vợ chồng phải biết cách trung hòa từ từ, giống như muốn pha loãng axit, người ta chỉ có thể đổ axit vào nước chứ không được đổ nước vào axit, nếu không muốn bị ꦓphản ứng và có thể gây bỏng. Sự đột ngột sẽ khiến bạn mất khả năng điều trị.
Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A trong một buổi nói chuyện với thành viên CLB Tiền hôn nhân (Trung tâm truyền thông và giáo dục TP HCM) từng nhận xét, bạn đừng nghĩ cứ yêu nhau thì hôn nhân sẽ toàn màu hồng. Tình yêu chỉ là điều kiện cần để kết hôn, không phải là điều kiện đủ. T🐭ình yêu chỉ là khởi điểm để chúng ta thấy rất tuyệt vời trong đám cưới. Sau đám cưới là một loạt vấn đề cần phải bàn, đó là vấn đề chung sống. Nguyên tắc sống chung quan trọng nhất chính là tôn trọng đối phương. Chị cũng cho rằng mỗi con người là một "hàng độc" trên thế giới, vì thế đừng ép người kia giống mình hoặc phiền lòng khi người kia không giốnꦓg mình.
Aaron Anderson, chuyên gia viết về gia đình của trang Familyshare cho rằng không ai hoàn hảo cả, vì vậy bạn nên biết chấp nhận tất cả cái tốt và cái xấu của người bạn đời. Cả hai cần thiết phải thảo luận và đưa ra những quy tắc cho cuộc sống chung, từ những vấn đề lớn như con cái, tiền bạc, đối xử với gia đình hai bên, đến những vấn đề nhỏ như treo cái khăn mặt, để đôi giày... Tốt nhất là nên thảo luận trước khi cưới, tuy nhiên nếu bạn chưa làm được, thì nói về những vấn đề này sau ngày cưới cũng không quá muộn. Đặc biệt, mỗi người tự ý thức điều chỉnh bản thân để phù hợp với cuộc sống chung. Nếu đối phương có những thói xấu mà bạn biết chắc không thể thay đổi⛎ và bạn không thể chấp nhận nổi thì hãy l🌼ên kế hoạch từ bỏ ngay khi chưa có con cái ràng buộc.
Kim Anh
* Tên nhân vật đã thay đổi.